BLTTHS năm 1988 đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khố VIII kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 28 tháng 6 năm 1988, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1989. Lần đầu tiên giới hạn xét xử sơ thẩm được quy định tại điều 170 BLTTHS với quy định: "Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử" [39].
Từ khi BLTTHS có hiệu lực thi hành, cuộc họp trù bị với Viện kiểm sát trước khi mở phiên toà do bất đồng quan điểm về cấu thành tội phạm, năng lực chịu trách nhiệm hình sự của bị cáo, số người bị đưa ra xét xử, tội danh và điều luật áp dụng khơng cịn là một thủ tục bắt buộc.
Theo quy định tại Điều 170 BLTTHS, người mà Toà án xét xử phải là người bị Viện kiểm sát truy tố.Trong trường hợp phát hiện có đồng phạm khác mà Viện kiểm sát khơng truy tố thì Tồ án cũng khơng có quyền xét xử. Nếu qua xét xử tại phiên tồ xác định rõ có người phạm tội mới cần phải điều tra thì HĐXX có quyền ra quyết định khởi tố vụ án (Điều 88 BLTTHS).
Toà án chỉ xét xử những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Tồ án khơng được xét xử những hành vi mà Viện kiểm sát khơng truy tố. Ví
dụ: Viện kiểm sát truy tố bị can về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản với tổng số tiền là 300.000đồng, thì Tồ án chỉ được xét xử những bị cáo về hành vi chiếm đoạt 300.000đồng này. Nếu tại phiên tồ, HĐXX xác định bị cáo cịn có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 500.000đ nữa thì HĐXX cũng khơng có quyền xét xử về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 500.000 đồng này.
Lần đầu tiên giới hạn xét xử sơ thẩm được luật hoá trong BLTTHS năm 1988 có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và kỹ thuật lập pháp trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Trước khi BLTTHS năm 1988 có hiệu lực, quan hệ tố tụng giữa Viện kiểm sát và Tồ án khi giải quyết vụ án hình sự khơng được điều chỉnh bằng văn bản có giá trị pháp lý cao. Những bất đồng quan điểm giữa Viện kiểm sát và Toà án về cấu thành tội phạm, năng lực chịu trách nhiệm hình sự của bị cáo; số người bị đưa ra xét xử, tội danh và điều luật áp dụng chỉ được quy
định tại thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 của TANDTC hướng dẫn về trình tự tố tụng hình sự sơ thẩm, theo đó những bất đồng này được giải quyết thông qua cuộc họp trù bị giữa Viện kiểm sát và Tồ án, thơng qua việc thương lượng giữa lãnh đạo hai cơ quan đang thụ lý vụ án. Tuy nhiên, quy định của BLTTHS năm 1988 về giới hạn xét xử chưa triệt để, chưa giải quyết hết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn như: trong trường hợp bị cáo phạm tội khác với tội danh Viện kiểm sát truy tố (có thể tội nhẹ hơn, bằng hay nặng hơn); trường hợp bị cáo phạm vào khoản khác trong cùng một điều luật mà Viện kiểm sát truy tố… thì Tồ án xử lý như thế nào? Vì vậy, ngày 08/12/1988 TANDTC, VKSNDTC đã ban hành Thông tư liên ngành số 01/ TTLN hướng dẫn thi hành một số quy định trong BLTTHS, thông tư đã hướng dẫn rõ:
... theo Điều 170 BLTTHS, Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử. Do đó, các Tồ án khơng xét xử những người và những hành vt chưa được Viện kiểm sát truy tố và không xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Trước khi mở phiên toà, nêu Toà án thấy cần phải truy tố thêm người, thêm tội hoặc cần xét xử bị cáo theo tội danh khác nặng hơn, thì Tồ án trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung và thay đổi cáo trạng. Trường hợp qua xét xử tại phiên toà mới phát hiện được tội phạm mới hoặc người phạm tội mới thì Tồ án ra quyết định khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Trong trường hợp Toà án đề nghị Viện kiểm sát đổi tội danh nặng hơn mà Viện kiểm sát khơng nhất trí, thì cả hai bên đều phải báo cáo ngay với cấp trên của mình. Thủ trưởng hai cơ quan cấp trên cần trao đổi ngay để nếu thống nhất ý kiến thì hướng dẫn cấp dưới thi hành, nếu vẫn khơng thống nhất ý kiến thì Tồ án cấp dưới phải xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, không được tuyên là bị cáo không phạm tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Nếu xét thấy cần xét xử bị cáo theo tội danh khác bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, hoặc áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn khung hình phạt mà Viện kiểm sát đã đề nghị, thì Tồ án khơng phải báo trước cho Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng [62, tr.134-137].
Với hướng dẫn tại Thơng tư 01/TTLN ngày 8/12/1988 thì Tồ án có tồn quyền và độc lập quyết định chuyển khung hình phạt nhẹ hơn, chuyển tội danh khác bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Bên cạnh những hướng dẫn nêu trên, tại Hội nghị tổng kết cơng tác ngành Tồ án năm 1989, Chánh án TANDTC đã kết luận: "Toà án chỉ bị hạn chế
khơng được xét xử tội danh nặng hơn, cịn khung hình phạt nặng hơn thì khơng bị hạn chế. Dù Viện kiểm sát khơng đồng ý với việc thay đổi khung hình phạt nặng hơn khung hình phạt đã truy tố, thì Tồ án vẫn có quyền xét xử" và tại hướng dẫn tổng kết cơng tác ngành Tồ án năm 1993, Chánh án TANDTC đã kết luận: "Tồ án có quyền áp dụng khoản của điều luật có khung hình phạt
nặng hơn khoản của điều luật mà Viện kiểm sát viện dẫn" [63, tr.124].
Như vậy, kết luận của Chánh án TANDTC đã bổ sung thêm một trường hợp đó là cho phép Tồ án có tồn quyền chuyển khung hình phạt (kể cả nặng hơn).
Hướng dẫn của Thông tư 01/TTLN ngày 8/12/1988 và kết luận của Chánh án TANDTC đã tạo ra cơ chế để giải quyết triệt để vấn đề chuyển tội danh bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và chuyển khung hình phạt cịn việc giải quyết sự khơng thống nhất trong trường hợp Tồ án thấy cần chuyển tội danh khác nặng hơn chưa được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn nên thực tiễn áp dụng chưa thống nhất. Tại Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 08/12/1988 có quy định: trước khi mở phiên tồ, nếu Tồ án thấy cần xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn thì Tồ án trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung và thay đổi cáo trạng. Trong trường hợp Toà án đề nghị Viện kiểm sát đổi tội danh nặng hơn mà Viện kiểm sát
khơng nhất trí, thì cả hai bên đều phải báo cáo ngay với cấp trên của mình. Thủ trưởng hai cơ quan cấp trên cần trao đổi ngay để nếu thống nhất ý kiến thì hướng dẫn cấp dưới thi hành, nếu vẫn không thống nhất ý kiến thì Tồ án cấp dưới phải xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, không được tuyên là "bị cáo không phạm tội mà Viện kiểm sát đã truy tố".
Chúng tơi đồng tình với ý kiến của thạc sỹ Mai Bộ "phải chăng đây là cơ chế phối hợp mang tính chất thoả hiệp giữa Tồ án và Viện kiểm sát cấp trên trong việc giải quyết sự bất đồng giữa hai cơ quan Toà án và Viện kiểm sát cấp dưới. Liệu đây có phải là một cơ chế giải quyết triệt để sự bất đồng ý kiến giữa Toà án và Viện kiểm sát? Thiết nghĩ, đây chưa phải là cơ chế giải quyết triệt để vấn đề, bởi lẽ: theo nội dung hướng dẫn nêu trên thì vấn đề sửa lại cáo trạng - truy tố lại theo tội danh nặng hơn tội danh đã được truy tố chỉ được giải quyết khi hai cơ quan Toà án và Viện kiểm sát cấp trên thống nhất ý kiến với Toà án cấp dưới và Viện kiểm sát cấp dưới thấy cần phải chiều theo ý kiến của Viện kiểm sát cấp trên. Cịn các trường hợp sau đây Tồ án vẫn phải xử nhưng không được tuyên là bị cáo không phạm tội mà Viện kiểm sát đã truy tố:
- Toà án và Viện kiểm sát cấp trên thấy cần phải truy tố bị cáo theo tội danh nặng hơn, nhưng Viện kiểm sát cấp dưới khơng thay đổi cáo trạng.
- Giữa Tồ án và Viện kiểm sát cấp trên cũng không thống nhất ý kiến. Vậy Tồ án phải tun bố bị cáo phạm tội gì? thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, trong các trường hợp nêu trên Toà án phải tuyên bị cáo phạm tội theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Phải chăng các cơ quan ban hành thông tư đã xuất phát từ quan điểm "nhầm hơn bỏ sót" và do đó, việc xét xử của Tồ án thực chất chỉ là việc hợp pháp hố quyết định khơng đúng của Viện kiểm sát, không đảm bảo nguyên tắc độc lập khi xét xử của Tồ án. Đồng thời khơng đề cao trách nhiệm của cơ quan truy tố; truy tố sai cũng không sao, và không phải bồi thường oan sai [8, tr.14].
Do vấn đề giới hạn xét xử sơ thẩm quy định tại Điều 170 BLTTHS năm 1988 chưa đầy đủ, chưa giải quyết được các vướng mắc phát sinh trong
thực tiễn nên sau đó TANDTC, VKSNDTC phải ban hành Thơng tư liên ngành số 01/TTLN năm 1988 để hướng dẫn thi hành và Chánh án TANDTC cũng có kết luận tại Hội nghị tổng kết cơng tác ngành Tồ án năm 1989, năm 1993. Điều đó thể hiện kỹ thuật lập pháp chưa cao. Mặt khác, kể cả có hướng dẫn của TANDTC và VKSNDTC về việc thực hiện Điều 170 BLTTHS thì hướng dẫn đó cũng chưa giải quyết triệt để trường hợp bị cáo phạm tội nặng hơn so với tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Vì vậy, khi xây dựng BLTTHS năm 2003, một trong tám vấn đề lớn được đưa ra thảo luận chính là vấn đề giới hạn xét xử [74].