sự phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự
"Nguyên tắc" theo từ điển tiếng việt là "điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm " [69, tr.676].
Như vậy, nguyên tắc được hiểu với nghĩa là tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của một hoạt động nào đó.
Trong q trình giải quyết vụ án hình sự để thực hiện được mục đích phát hiện nhanh chóng, kịp thời, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân cần phải có những định hướng trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự. Những định hướng này thể hiện quan điểm, đường lối và chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong việc đấu tranh, xử lý tội phạm và được gọi là nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự.
Nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là những phương châm, những định hướng chi phối tất cả hoặc một số giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự được các văn bản pháp luật ghi nhận như: Hiến pháp, BLTTHS và các văn bản khác như Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND…
Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong tố tụng hình sự. Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự khơng chỉ định hướng cho hoạt động tố tụng hình sự mà nó cịn định hướng cho việc xây dựng pháp luật trong thực tiễn [71, tr.45]. Những nguyên tắc này đảm bảo mọi tội phạm được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vơ tội. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự cần được chấp hành nghiêm chỉnh trước hết đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, mọi biểu hiện không tuân thủ hoặc xa rời các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự sẽ dẫn đến sai lầm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Các nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm của quá trình giải quyết vụ án hình sự và các kết quả nghiên cứu của khoa học pháp lý tố tụng hình sự nên chúng mang tính khách quan khoa học, phản ánh sâu sắc quy luật phát triển khách quan của quá trình đấu tranh chống tội phạm và quá trình giải quyết vụ án hình sự
Là những nguyên tắc cơ bản nên nó chi phối tồn bộ q trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc chi phối một số giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Trong tố tụng hình sự, các nguyên tắc được hợp thành thể thống nhất (hệ thống) việc thực hiện nguyên tắc này luôn là cơ sở, là tiền đề thực hiện ngun tắc kia. Chính vì vậy, sẽ là bất hợp lý khi một trình tự, một thủ tục, một quy định nào đó của BLTTHS lại mâu thuẫn với một hay nhiều nguyên tắc của tố tụng hình sự.
Trong các quy định về trình tự, thủ tục xét xử, chức năng, nhiệm vụ của Tồ án có chế định giới hạn xét xử sơ thẩm. Chế định này đề cập tới những vấn đề Toà án được xét xử những bị cáo nào, những hành vi nào, Tồ án có bị ràng buộc bởi tội danh mà Viện kiểm sát truy tố hay không, khi Viện kiểm sát rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tồ hay tại phiên tồ thì quyền hạn xét xử của Toà án như thế nào. Những nội dung trên đây có mối quan hệ mật thiết với các nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc xác định sự thật của vụ án; nguyên tắc Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số; nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật… Nếu quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm phù hợp với các nguyên tắc này thì tạo điều kiện thuận lợi cho Tồ án xét xử vụ án được chính xác, bản án của Tồ án tuyên đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Mặt khác, Nhà nước ta đang trong q trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân do dân và vì dân, mở rộng dân chủ, khơng ngừng bảo đảm quyền tự do, dân chủ, công bằng của mọi cơng dân thì trước tiên phải bảo đảm được một tư cách độc lập nhất định cho Toà án, các thẩm phán và các hội thẩm, đảm bảo chủ thể thực hiện chức năng xét xử thực sự là người đứng giữa, trung lập, khơng phụ thuộc bên nào, có quyền nhân danh cơng lý và sự công bằng của pháp luật để phán xét. Chỉ xét xử độc lập Toà án mới tồn tại đúng bản chất của mình là một cơ quan bảo vệ cơng lý, mới đảm bảo cho Tồ án xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, đem lại sự công bằng cho mọi công dân trước pháp luật, mới bảo đảm việc xét xử của Toà án chỉ căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được xem xét công khai tại
phiên toà, phán xét của Toà án phải đảm bảo sự chính xác và đúng đắn, bị cáo phạm tội đến đâu thì bị xét xử đến đó, phạm tội gì thì bị xét xử về tội đó và việc xét xử của Tồ án phải bảo đảm sự cơng bằng, bình đẳng khơng vì lý do gì mà cùng một hành vi phạm tội như nhau nhưng bị cáo này lại bị xét xử về tội danh này, nhưng bị cáo kia lại bị xét xử về tội danh kia chỉ do quan điểm truy tố của Viện kiểm sát về tội danh là khác nhau. Vì vậy, yêu cầu khách quan được đặt ra là quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm phải đảm bảo sự phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.