được yêu cầu cải cách tư pháp của Bộ chính trị đề ra
Công cuộc cải cách tư pháp đang tiến hành theo tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-
NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Theo tinh thần các nghị quyết trên thì:
- ... khi xét xử, các Toà án phải đảm bảo cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định [5, tr.3 - 4].
- Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật các hành vi và quyết định tố tụng của mình [7]. Theo tinh thần đó Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương tại đại hội Đảng tồn quốc có nêu:
... xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm… [13, tr.127].
Sỡ dĩ công cuộc cải cách tư pháp đặt ra cho chủ thể thực hiện chức năng xét xử trách nhiệm hết sức nặng nề như vậy là do tầm quan trọng của chức năng xét xử. Thông qua việc thực hiện chức năng xét xử, các kết quả của hoạt động buộc tội, bào chữa được kiểm tra, đánh giá một cách công khai theo các trình tự, thủ tục chặt chẽ mà BLTTHS đã quy định. Tồ án là cơ quan duy
nhất có quyền ra phán quyết tuyên bố một người có tội hay vơ tội, nếu có tội thì phạm tội gì thuộc điều khoản nào của BLHS, chỉ có Tồ án mới có quyền quyết định hình phạt đối với bị cáo, Tồ án cũng là nơi đưa ra những phán xét cuối cùng mang tính quyền lực Nhà nước, nơi thể hiện nền công lý, sự cơng bằng và bình đẳng, đồng thời cũng là nơi thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp trong bộ máy Nhà nước. Vì vậy, u cầu của cơng cuộc cải cách tư pháp do Đảng ta xác định đặt ra cho Toà án một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Để cho các Toà án, các thẩm phán và các hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và họ được tự chịu trách nhiệm đối với các hành vi và các quyết định của mình. Để cho các Tồ án có điều kiện đảm bảo cho mọi cơng dân được bình đẳng thực sự trước pháp luật, để cho phán quyết của Toà án chỉ được căn cứ vào pháp luật, phán quyết của Toà án được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, có sức thuyết phục cao nhằm góp phần đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo vệ cơng lý và sự cơng bằng trong xã hội, có tác dụng tốt trong việc phịng và chống tội phạm thì các quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm phải phù hợp với các đòi hỏi, các yêu cầu mà Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị đã đề ra.