Chủ nhân của hệ thống giá trị làng nghề Kim Bồng

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 25 - 28)

Như đã phân tích, làng nghề Kim Bồng hình thành từ thế kỷ XVI-XVII. Trải qua quá trình phát triển hàng trăm năm, đã phân hóa thành nhiều ngành nghề khác nhau. Các vùng Trung Châu, Phước Thắng chuyên sản xuất đồ mỹ nghệ; Đơng Hà, Ngọc Thành chun đóng ghe thuyền; Trung Hà, Vĩnh Thành chun đóng đồ mộc dân dụng. Dĩ nhiên cũng khơng có sự tách bạch rạch rịi giữa các nhóm nghề này. Trong việc tổ chức sản xuất hiện nay, vẫn có sự phân cơng và hợp tác giữa nhóm thợ làm các ngành nghề khác nhau. Ví dụ thợ mộc gia dụng vẫn đặt hàng các chi tiết chạm trổ trên bàn ghế, giường tủ cho thợ mộc mỹ nghệ làm. Thợ mộc mỹ nghệ cũng tham gia chạm trổ, trang trí những cấu kiện trong các cơng trình nhà cửa, đình chùa do các cơng ty xây dựng có gốc gác từ Kim Bồng. Vài chủ trại ghe còn làm thêm việc cưa xẻ gỗ để vừa bảo đảm nguyên liệu cho mình, đồng thời cung cấp cho các cơ sở mộc trong làng.

Nghề mộc là nghề nặng nhọc nên hầu như chỉ có đàn ơng là theo đuổi công việc này. Hiện nay, ở một vài cơ sở cũng có thợ nữ, chủ yếu đảm nhận việc hồn thiện, đánh bóng sản phẩm. Để trở thành người thợ mộc Kim Bồng lành nghề thường phải mất từ 3 - 5 năm. Còn để trở thành một nghệ nhân, ngồi năng khiếu thiên bẩm, thì cần phải có q trình rèn giũa tay nghề từ 15 đến 20 năm. Ngày trước, thiếu niên của làng thường được cha mẹ gửi học nghề từ tuổi 13 - 14 và gắn bó với nghề đến cuối cuộc đời.

Tổ chức sản xuất của làng nghề gồm hai loại. Những thợ mộc hành nghề riêng rẽ thường chỉ làm những hàng đơn giản, sửa chữa nhỏ. Thường thì thợ Kim Bồng hình thành các trại, nhóm sản xuất có quy mơ từ 2- 3 người đến các cở sở sản xuất từ 30 đến 50 người. Lực lượng lao động gồm người trong gia đình, hoặc thuê thêm nhân công trong làng. Chủ trại là người quản lý tài chính, giao dịch, thiết kế, giám sát sản xuất. Vừa làm ông chủ, vừa tham gia sản xuất là đặc điểm chung của nghề thủ công. Chủ trại kết hợp với thợ cả trong tổ chức sản xuất. Chủ trại còn nhận thợ học việc để đào tạo nghề, trong

số này thường sẽ có người ở lại làm th cho ơng ta. Thợ cả là người có tay nghề cao, có khả năng thiết kế và thi công những sản phẩm đạt chất lượng cao, kỹ thuật tinh xảo. Chính vì vậy, thợ cả thường được giao quản đốc phân xưởng, được trả lương cao nhất. Thợ phụ có tay nghề thấp hơn, có thể đảm nhiệm nhiều công đoạn trong sản xuất nhưng không đạt độ thiện nghệ như thợ cả. Học trò là người phụ việc cho thợ. Họ bắt đầu nghiệp thợ bằng những việc đơn giản như mài lưỡi cưa, bào, đục…học ra cây, lấy mực, tạo mộng. Rồi dần dà được chỉ vẽ những công việc phức tạp hơn. Thợ học việc không được nhận lương mà chỉ được chủ đài thọ cơm nước; thời gian học lại kéo dài nên những người u thích nghề nghiệp và có lịng kiên trì, nhẫn nại mới theo đuổi đến ngày thành nghề được [39, tr.98- 99].

Hiện nay, tại Hội An đã xuất hiện hai công ty xây dựng chuyên trùng tu nhà cổ đó là Cơng ty Kim An và Cơng ty Kim Châu. Công ty Kim An vốn do ông Huỳnh Văn Kim, người Kim Bồng sáng lập. Công ty Kim Châu do ông Đặng Văn Bài người Kim Bồng và ông Trần Hải - người ở phường Cẩm Châu, Hội An thành lập. Tuy nhiên, hai đơn vị này đã rời Kim Bồng sang đóng trụ sở trong nội thị Hội An. Cũng cần nói thêm rằng một số lớn lao động của Cơng ty Kim An là người làng Kim Tây, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn. Làng Kim Tây nằm cạnh làng Kim Bồng, phân cách địa giới bằng con đường liên xã. Thợ Kim Tây vẫn thừa nhận nghề nghiệp của mình có gốc gác từ Kim Bồng.

Từ đầu thế kỷ XX trở về trước, mộc kiến trúc (xây dựng) là thế mạnh của Kim Bồng. Ngoài việc xây dựng nhà cửa tại Hội An, thợ Kim Bồng còn mang rương hòm đi đến nhiều làng quê để hành nghề. Đặc biệt, thợ Kim Bồng đã từng tham gia xây dựng cung điện và các lăng tẩm ở Huế. Nhiều người bị triều đình sung vào các Tượng cục, phải làm việc ở đấy rất nhiều năm [3, tr.16]. Vì thế, chắc chắn có sự ảnh hưởng qua lại giữa thợ mộc Thừa Thiên - Huế và thợ Kim Bồng. Trong thời gian qua, nhiều thợ mộc ở các tỉnh

phía Bắc, thợ chạm trổ ở Huế vào làm ăn tại Hội An. Một số thợ trẻ của Kim Bồng cũng đã làm thuê cho các cở sở này nhằm học thêm tinh hoa của đồng nghiệp. Ngược lại cũng có cơ sở mộc ở Hội An thuê thợ miền ngồi làm cơng cho mình. Và như vậy, Kim Bồng lại tiếp diễn quá trình giao thoa, tiếp biến những giá trị văn hóa làng nghề.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 25 - 28)