Chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 50 - 52)

VII. Loại công cụ khác

2.1.1.2.Chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

2.1.1.2.Chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam

Sau khi tái lập vào năm 1997, tỉnh Quảng Nam quyết tâm chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở ban ngành, chính quyền địa phương tích cực triển khai thực hiện chủ trương của Chính phủ về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, công nghiệp nông thôn như Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg; Nghị định số 134/2004/NĐ - CP. UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Chương trình hành động số 2109/QĐ-UBND nhằm thực hiện Kết luận số 02- KL/TU của Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 3 khóa XIX “Về giải pháp phát triển cơng nghiệp - dịch vụ và một số chủ trương , chính sách về khuyến

khích phát triển cơng nghiệp nơng thơn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Từ năm 2004 đến nay, chính sách phát triển ngành nghề CN - TTCN, làng nghề truyền thống của tỉnh thể hiện ở các lĩnh vực sau:

Về công tác quy hoạch: Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương khảo sát, quy hoạch, lập dự án khơi phục và phát triển các làng nghề có tiềm năng phát triển, gắn bó với lịch sử, văn hóa xứ Quảng; quy hoạch cụm, điểm cơng nghiệp làng nghề gắn với du lịch. Từ năm 2004 đến 2010, UBND tỉnh đã phê duyệt 20 dự án làng nghề, với tổng vốn đầu tư trên 190 tỷ đồng; lập hồ sơ công nhận 19 làng nghề CN-TTCN theo Nghị định 66/2006NĐ-CP của Chính phủ; xây dựng ba mơ hình thí điểm làng nghề gắn với du lịch gồm làng nghề mộc Kim Bồng, làng nghề đúc đồng Phước Kiều (Điện Bàn), làng nghề ươm tơ dệt lụa Mã Châu (Duy Xuyên).

Về đầu tư hạ tầng làng nghề: đã hỗ trợ 18,5 tỷ từ chương trình mục tiêu Quốc gia, Quỹ vay tín dụng để đầu tư hạ tầng cho 18 làng nghề, trong đó có Kim Bồng.

Về chương trình phát triển cơng nghiệp nơng thơn: đã hỗ trợ trên 7,5 tỷ đồng từ nguồn khuyến cơng để thực hiện các chương trình: đào tạo nghề, nhân cấy nghề, phát triển nghề mới; hỗ trợ chuyển giao công nghệ; hỗ trợ đầu tư, đổi mới thiết bị cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề; hỗ trợ tìm kiếm thị trường, xúc tiến đầu tư, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm mơ hình tổ chức, quản lý sản xuất CN-TTCN điển hình; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ quy hoạch cụm, điểm công nghiệp làng nghề.

Tỉnh Quảng Nam cịn lồng ghép các chương trình, dự án phi Chính phủ để phát triển các làng nghề: Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (GTZ); Chương trình Duy trì sự phát triển của ngành TTCN, thợ thủ công truyền thống của tổ chức UNIDO và UNESCO; Dự án phát triển tỉnh Quảng Nam (OPEC 3).

phục và phát triển được 61 làng có nghề, nghề truyền thống, trong đó: 41 làng có nghề thủ cơng truyền thống hình thành trên 100 năm, 20 làng có nghề thủ cơng hình thành dưới 100 năm. Nhiều làng nghề được khơi phục và phát triển, đặc biệt đã có một số làng nghề truyền thống đã phát triển trở thành điểm tham quan của khách du lịch như: mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, rau Trà Quế (Hội An), làng nghề đúc đồng Phước Kiều (Điện Bàn); làng nghề trồng dâu, nuôi ươm, tơ dệt lụa Mã Châu, Đông Yên, Thi Lai, làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch (Duy Xuyên); làng nghề chế biến nước mắm Cửa Khe, Bình Dương, làng nghề hương Quán Hương (Thăng Bình), làng nghề đan lát Tam Vinh (Phú Ninh). Các cơ sở sản xuất ở các làng nghề đã chủ động đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xố đói giảm nghèo, tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 50 - 52)