Xu hướng vận động phát triển của làng nghề Kim Bồng

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 95 - 98)

VII. Loại công cụ khác

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

3.1.2. Xu hướng vận động phát triển của làng nghề Kim Bồng

Trước khi dự đoán về sự vận động của làng nghề Kim Bồng, có lẽ cũng nên điểm qua tình hình hoạt động của một số làng nghề truyền thống trong phạm vi thành phố Hội An để đánh giá xu hướng và mối tác động tương hỗ giữa chúng.

Tại làng gốm Thanh Hà, cùng với kỹ thuật chuốt gốm bằng tay, đã có cơ sở đầu tư máy móc, chuyển sang kỹ thuật khn đúc, tạo ra rất nhiều mẫu

mã sản phẩm mới để trang trí nội thất khách sạn, nhà hàng, làm quà lưu niệm. Chủ nhân của cơ sở này gốc người Thanh Hà. Với quyết tâm giữ gìn và phát triển nghề truyền thống, ơng đã trở về quê đầu tư làm ăn và đang tạo ra hướng đi mới cho làng gốm. Tuyến du lịch làng gốm Thanh Hà vẫn đang thu hút khách tham quan. Đến đây du khách sẽ được xem trình diễn các cơng đoạn sản xuất gốm và có thể tham gia chuốt gốm. Trong lễ hội của làng nghề gốm Thanh Hà cịn có những trị chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, thi chuốt gốm, thi nặn 12 con giáp... rất hấp dẫn và độc đáo. Việc khai thác, phát huy vốn văn hóa truyền thống làng gốm Thanh Hà đang tạo hiệu quả ngày càng cao.

Tại làng rau Trà Quế, sản phẩm du lịch “Một ngày làm nơng dân Trà Quế” do chính người dân làng nghề sáng tạo ra đang rất thu hút khách, nhất là khách nước ngồi. Hiện có năm cơ sở tại làng nghề tham gia, liên kết với một công ty lữ hành ở Hội An. Du khách mặc trang phục và dùng công cụ do dân làng rau cung cấp, tự tay mình cuốc đất, gieo hạt, tưới nước, thu hoạch rau như một nơng dân thực thụ và lấy làm thích thú về sự trải nghiệm này. Họ cịn được hướng dẫn, sau đó tự nấu các món ăn đậm chất đồng quê như bánh xèo, cá lóc kho tộ, mì Quảng...và thưởng thức các thứ mình làm ra. Sản phẩm du lịch “Một ngày làm nông dân Trà Quế” đã và đang đem lại thu nhập tốt cho người dân nơi đây, đồng thời gợi mở một hướng làm du lịch mới ở Hội An. Làng tre dừa Cẩm Thanh tuy mới khôi phục khoảng hơn mười năm lại đây nhưng có bước phát triển tốt. Sản phẩm nhà dừa của làng nghề có thị trường rộng rãi ở Hội An, Đà Nẵng và một số thị trấn, thành phố trong tỉnh Quảng Nam, được những người kinh doanh nhà hàng ẩm thực ưa chuộng. Ngồi lĩnh vực chính là làm những ngơi nhà lợp lá dừa nước, dân làng nghề còn làm các hàng lưu niệm bằng tre. Du lịch sinh thái Cẩm Thanh với việc phát huy cảnh quan làng quê mà hạt nhân là khu rừng dừa Bảy Mẫu đã thu hút được du khách, nhất là khách ngoại quốc.

Một vài dẫn liệu trên cho thấy hoạt động của các làng nghề truyền thống ở Hội An, bao gồm cả sản xuất và kinh doanh du lịch - dịch vụ vẫn phát

triển tốt và tác động hỗ trợ lẫn nhau. Đối với làng nghề Kim Bồng, xu hướng vận động, phát triển trong những năm sắp tới là khả quan. Nhận định này dựa trên các yếu tố sau đây:

- Nhu cầu sản phẩm gỗ gia dụng và đồ mộc thủ công mỹ nghệ trong nước vẫn tăng cao.

- Thị trường quốc tế quen thuộc của làng nghề Kim Bồng gồm các nước Tây Âu như Ðức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Hà Lan... tiếp theo là các nước Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Úc, Niu Di lơn; thị trường châu Mỹ mà trọng tâm là Hoa Kỳ, Canada vẫn có nhu cầu lớn về hàng mộc gia dụng cao cấp, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ .

Nguyên nhân của nhu cầu này được một số nhà nghiên cứu lý giải rằng khi sản xuất công nghiệp càng phát triển mạnh với các sản phâm sản xuất hoàng loạt, đơn điệu, vơ cảm thì con người ngày càng muốn quay về với những sản phẩm làm bằng tay. Bởi vì chính các sản phẩm thủ công truyền thống mang nặng niềm vui, nỗi buồn, những trăn trở, suy nghĩ của người thợ làm ra nó mới có khả năng truyền cảm giác “con người”, đem lại sự yên tâm, thoải mái cho người sử dụng. Các sản phẩm làm bằng tay này phản ánh cá tính của người làm ra nó khiến người tiêu dùng có cảm giác mới mẻ và khoan khối [45, tr.48-49].

Trong khi dễ dàng vứt bỏ các sản phẩm công nghiệp khi chúng hết tính năng sử dụng thì con người trong xã hội hiện đại càng muốn giữ các món hàng thủ cơng mỹ nghệ như là một “thành viên” bình đẳng, thân thiết trong đời sống của họ [45, tr.50]. Chính vì giá trị văn hóa, xã hội ẩn tàng trong các sản phẩm thủ công làm nên xu hướng này.

- Làng nghề Kim Bồng những năm qua đã bảo tồn, phát huy được một đội ngũ nghệ nhân và đào tạo được nhiều thợ trẻ, đảm bảo tính kế thừa và duy trì được hoạt động của làng nghề trong thời gian tới.

- Du lịch ở Hội An đang phát triển mạnh nên tiếp tục tạo được tác động tích cực cho việc tiêu thụ sản phẩm và thúc đẩy du lịch làng nghề - sinh thái ở

Kim Bồng phát triển.

- Phát triển các tiểu vùng “kinh tế xanh” xung quanh đô thị Hội An là định hướng và quyết tâm lớn của cấp ủy, chính quyền Hội An. Các tiểu vùng này, trong đó có các làng nghề sẽ tạo động lực tương hổ với khu trung tâm, thúc đẩy du lịch, dịch vụ, thương mại - lĩnh vực kinh tế chủ đạo của Hội An phát triển.

- Đảng, Nhà nước ngày càng quan tâm, định hướng đúng đắn và có nhiều chính sách thiết thực, nguồn lực vật chất mạnh mẽ hơn để thúc đẩy sự phát triển của cơng nghiệp nơng thơn nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w