Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 88 - 90)

VII. Loại công cụ khác

2.2.2.Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

2.2.2.Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ

Ngoại trừ hai doanh nghiệp trùng tu nhà cổ, một cơ sở mộc mỹ nghệ và một cơ sở duy tu, đóng sửa tàu thuyền, các cơ sở sản xuất cịn lại mang quy mơ nhóm, hộ gia đình. Với quy mơ nhỏ lẻ, các hộ sản xuất của làng nghề khơng có điều kiện, và cũng khơng có nhu cầu đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ để mở rộng sản xuất. Họ cũng không thể xây dựng những kế hoạch dài hạn để quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường; không tận dụng được các chính sách ưu đãi của Nhà nước về hỗ trợ đổi mới công nghệ, lãi suất vay, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm. Các chính sách về hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cấp cơ sở; xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế cũng không được các hộ sản xuất quan tâm. Sinh kế cịn khó khăn khiến ít thợ làng nghề có thể tập trung thời gian, trí tuệ, cơng sức cho việc nghiên cứu, cải tiến và sáng tạo mẫu mã sản phẩm mới.

- Thiếu sự năng động và tính liên kết

Do “cái khó bó cái khơn”, phần lớn các sơ sở gồm cả mộc mỹ nghệ, mộc gia dụng, đóng sửa tàu thuyền đều khơng vươn ra được thị trường để tìm kiếm hợp đồng và các đối tác mà đợi khách hàng đến giao dịch. Thiếu năng động khiến họ không nghiên cứu nhu cầu thị trường để cải tiến, điều chỉnh mẫu mã sản phẩm. Một số thường nhận hàng gia công nên chỉ giải quyết được

công lao động hàng ngày, ít có khả năng mở rộng sản xuất.

- Cơ sở hạ tầng còn yếu

Hạ tầng cơ sở ở Cẩm Kim dù được chú trọng đầu tư trong những năm qua nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Giao thông, nhất là giao thông đường thủy là trở lực lớn làm cho kinh tế - xã hội của Cẩm Kim chậm phát triển. Mùa mưa lũ, việc qua lại giữa Cẩm Kim và thành phố Hội An thường bị gián đoạn do tàu thuyền bị cấm lưu hành nhằm bảo đảm an tồn tính mạng, tài sản cho người dân. Trong mùa này, du lịch làng nghề bị đình trệ, kéo theo sản phẩm chậm tiêu thụ, các giao dịch hợp đồng giảm sút, trong khi đó lại là mùa khách quốc tế đến Hội An nhiều nhất.

Quy hoạch mặt bằng sản xuất của làng nghề nhìn chung vẫn cịn phân tán, nhỏ lẻ. Khu trung tâm làng nghề được giành cho mộc thủ cơng mỹ nghệ nhưng vẫn mang tính trình diễn và khơng đủ diện tích cho tất cả các cơng đoạn sản xuất. Bến bãi giành nghề đóng sửa tàu thuyền nhỏ hẹp, ít thuận lợi cho việc đưa tàu lớn lên triền đà cũng như hạ thủy.

- Năng lực lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền cơ sở nhiều mặt còn hạn chế

Đánh giá tình hình hoạt động nhiệm kỳ 2005-2010, Đảng bộ xã Cẩm Kim đã thẳng thắn thừa nhận: “... quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chuyển dịch lao động còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Chất lượng hoạt động trên lĩnh vực văn hóa xã hội cịn hạn chế... hiệu quả hoạt động của chính quyền, Mặt trận và các đồn thể từng lúc, từng nơi chưa cao. Cơng tác xây dựng Đảng có lúc cịn hạn chế, có hai năm khơng đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh”. Nguyên nhân của tình trạng này là do “năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là trong lĩnh vực kinh tế” [4]. Những hạn chế, khuyết điểm của cấp ủy Đảng, chính quyền xã Cẩm Kim về lãnh đạo quản lý, nhất là ở lĩnh vực kinh tế khiến địa phương chậm khắc phục những yếu kém trong

hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch làng nghề truyền thống Kim Bồng, chưa kiên quyết chấn chỉnh “tình trạng làm ảnh hưởng đến thương hiệu mộc truyền thống Kim Bồng - Hội An” [4].

- Tác động bất lợi của kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường kích thích sự năng động, sáng tạo của người sản xuất nhưng cũng thúc đẩy tâm lý chạy theo lợi nhuận trước mắt mà khơng chú trọng đến lợi ích lâu dài, coi trọng lợi ích cá nhân mà khơng quan tâm đến lợi ích chung. Việc một số cơ sở - hiện có 3 cơ sở - mua các hàng lưu niệm không rõ nguồn gốc về bày bán, trước mắt đem lại lợi nhuận cho họ nhưng tình trạng này nếu kéo dài mà khơng được chấn chỉnh dứt khoát, sẽ gây tổn hại cho thương hiệu mộc Kim Bồng, làm suy giảm tính tích cực, sáng tạo của thợ làng nghề. Trong lĩnh vực trùng tu các di tích kiến trúc gỗ, để đảm bảo đơn giá thi công và đạt được lợi nhuận tối đa nên các chủ doanh nghiệp ít thuê thợ Kim Bồng mà thường lựa chọn thợ chạm khắc phía Bắc do giá th nhân cơng thấp hơn. Các chi tiết chạm trổ cũng giản lược hơn để giảm công lao động.

Tác động của mặt trái kinh tế thị trường còn biểu hiện trong lĩnh vực đào tạo nguồn thợ trẻ. Do thị trường lao động ở Hội An rộng mở, nhiều nghề có thời gian đào tạo ngắn, nên thanh niên Cẩm Kim gần đây không tha thiết với nghề truyền thống của cha ơng. Nếu khơng có giải pháp thích hợp, sự thiếu hụt đội ngũ kế cận trong tương lai gần ở làng nghề Kim Bồng là điều có thể thấy rõ. Suy thoái kinh tế những năm vừa qua, nhất là ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ đã tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của làng nghề Kim Bồng. Do lượng du khách từ các khu vực này đến Hội An giảm sút nên sản phẩm của làng nghề Kim Bồng chậm tiêu thụ, ít ký kết được các hợp đồng giá trị lớn, doanh thu du lịch cũng giảm.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 88 - 90)