Tác động của giá trị văn hóa làng nghề Kim Bồng đối với một số vùng miền trong cả nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 44 - 48)

VII. Loại công cụ khác

1.2.3.3.Tác động của giá trị văn hóa làng nghề Kim Bồng đối với một số vùng miền trong cả nước và quốc tế

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

1.2.3.3.Tác động của giá trị văn hóa làng nghề Kim Bồng đối với một số vùng miền trong cả nước và quốc tế

một số vùng miền trong cả nước và quốc tế

Khơng chỉ kiến tạo những giá trị văn hóa đặc sắc cho vùng đất Quảng

Nam, làng nghề Kim Bồng cịn mở rộng khơng gian ảnh hưởng ra phạm vi quốc gia và quốc tế.

Ở phạm vi quốc gia, từ đầu thế kỷ XIX, ngay sau khi xác lập lại vương triều, các vị vua nhà Nguyễn đã trưng dụng nhiều kíp thợ mộc - nề Kim Bồng ra tham gia xây dựng kinh thành Huế và xây các lăng tẩm. Nhiều người có tay nghề cao đã được phong danh Công tượng, phong hàm Bát phẩm, Cửu phẩm như Cửu Yên, Thủ Khoa, Mục Đồ [3, tr.16]. Và cũng thật thú vị khi hai Di sản văn hóa thế giới - Đô thị cổ Hội An, kinh thành Huế - đều in đậm dấu ấn “bàn tay vang” của thợ Kim Bồng. Đây quả là thành tựu vơ tiền khống hậu trong lịch sử các làng nghề ở Việt Nam.

Người dân làng nghề Kim Bồng cũng rất tự hào vì làng có người con được tham gia xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh kính u. Đó là nghệ nhân Huỳnh Kim Hơn. Là cán bộ xã Cẩm Kim, năm 1954 ơng Hơn tập kết ra Bắc. Ơng đã vinh hạnh được tay nghề tinh xảo của thợ Kim Bồng “góp phần làm đẹp không gian kiến trúc nơi yên nghỉ của vị Cha già dân tộc” [5, tr.221].

Từ đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt đầu xây dựng, mở rộng một số đô thị lớn ở Việt Nam. Đây chính là cơ hội để thợ mộc làng Kim Bồng phát huy

tài năng. Thợ Kim Bồng tham gia xây dựng các cơng trình kiến trúc tại các đơ thị lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt.

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, để trốn tránh sự đàn áp, giết chóc của chính quyền Ngơ Đình Diệm, nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng yêu nước làng Kim Bồng tiếp tục đi vào các đô thị ở miền Nam hành nghề sinh sống. Họ lại một lần nữa tạo những ảnh hưởng mới của nghề mộc Kim Bồng ở các vùng đất này. Đóng ghe bầu một trong những ngành nghề làm nên tên tuổi của làng nghề Kim Bồng:

thợ Kim Bồng cịn nổi tiếng trong việc đóng ghe bầu đi biển có trọng tải lớn. Họ biết kế thừa và cải tiến kỹ thuật đóng thuyền của người Chăm, người Mã Lai, kể cả việc chắt lọc và tiếp thu những ưu điểm của thuyền buôn các nước lui tới cảng Hội An để sáng tạo ra chiếc ghe bầu của xứ Quảng nổi tiếng một thời [10, tr.677].

Từ giữa thế kỷ XX trở về trước, ghe bầu là phương tiện vận tải chủ yếu trên tuyến đường biển, cả vào Nam và ra Bắc. Đến những năm 1930-1940, tại Kim Bồng vẫn cịn hai trại đóng ghe bầu của ơng Hương Chạy và Hương Phịng [1, 64]. Ngồi việc cung cấp ghe bầu cho địa phương, những thợ đóng ghe bầu Kim Bồng cịn đi đóng ghe th ở Thuận Hóa (Huế), Đề Ghi, Sông Cầu, Phan Thiết [1, 63]. Xu hướng này vẫn tiếp tục trong những năm 1980, chỉ có điều họ khơng đóng ghe bầu nữa mà chuyển sang đóng tàu cơng suất lớn.

Về phương diện kinh tế, ghe bầu là phương tiện chủ đạo trên tuyến buôn bán dọc duyên hải Trung Bộ vào đến Gia Định. Ghe bầu có trọng tải lớn, có loại trên một trăm tấn, dựa theo gió mùa mà vào Nam hay ra đến Cửa Lị, Nam Định để trao đổi hàng hóa. Nhiều câu ca dao, thành ngữ liên quan đến nghề ghe bầu đã đi vào kho tàng văn chương truyền khẩu của xứ Quảng. Có thể khẳng định ở xứ Quảng đã hình thành “văn hóa ghe bầu” mà trong đó có sự đóng góp đáng kể của làng nghề Kim Bồng.

Trong lĩnh vực quân sự, sử sách đã chép rằng từ thời chúa Nguyễn, ghe bầu đã được biên chế trong lực lượng thủy binh. Thời Tây Sơn cũng huy động

ghe thuyền, tài công và thợ đóng ghe của Hội An đi phục vụ việc công hoặc việc quân [1, tr.72-73].

Về mộc kiến trúc, những năm gần đây xuất hiện nhu cầu xây dựng, trùng tu chùa chiền; xây các cơng trình nhà hàng, khách sạn theo mơ típ nhà rường truyền thống. Theo đó thợ Kim Bồng đã được mời ra thành phố Đà Nẵng tu bổ chùa Tam Thai ở Ngũ Hành Sơn; tăng đường chùa Thiên Thai, trang trí khách sạn Khơng gian xưa trên đường Điện Biên...

Ở phạm vi quốc tế, nằm ngay cạnh thương cảng quốc tế Hội An, từ thế

kỷ XVII, hàng mộc gia dụng của làng Kim Bồng đã được các thương nhân nước ngoài chú ý. Dưới thời các chúa Nguyễn: “đồ mộc chạm trổ của Kim Bồng, đồ gốm Thanh Hà cịn được các lái bn phương Tây mua một số lớn đem bán lại cho Nhật Bản, Mã Lai” [10, tr.656]. Đầu thế kỷ XX, một người Kim Bồng tên là ông Bốn Nhị đã sang tận Lào để làm nghề mộc, đồng thời dạy nghề cho thợ nước bạn [5, tr.220 - 221].

Từ sau Đổi mới, cùng với quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế của đất nước, làng nghề Kim Bồng tiếp tục lan tỏa các giá trị văn hóa của mình trên phạm vi thế giới. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng gia dụng như bàn ghế, tủ, giường nằm cao cấp... được bán sang các thị trường như châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan… Trong số này, tượng Phật Tổ, Quan Âm Bồ Tát cũng là mặt hàng được xuất khẩu khá nhiều.

Thợ mộc Kim Bồng cũng được khách nước ngồi đặt làm hẳn một số cơng trình kiến trúc. Năm 2000, Trường Đại học nữ Chiêu Hòa đặt thợ Kim Bồng làm phiên bản ngôi nhà số 121- Trần Phú, Hội An theo tỷ lệ 1/1 để đưa sang trưng bày tại Tokyo. Gia đình nghệ nhân Huỳnh Ry đã được Việt kiều theo phái Trúc Lâm ở thành phố Chi ca gô (Mỹ) đặt làm nguyên một ngôi chùa để chuyển sang dựng tại đây cùng với các đồ tế tự. Hiện nay, cơ sở của ông Ry đang làm một số lầu nghinh phong để xuất sang Úc.

Trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay, chắc chắn làng mộc Kim Bồng sẽ còn tạo những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm và rộng rãi hơn nữa.

Tiểu kết chương 1

Làng nghề có một vai trị đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa dân tộc. Làng nghề góp phần làm nên bản sắc văn hóa của quốc gia; quảng bá hệ giá trị đó với bạn bè quốc tế. Đây là nơi bảo lưu các tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng và phát huy đội ngũ nghệ nhân; để từ đó họ tiếp tục trao truyền các giá trị văn hóa cho các thế hệ đi sau. Phát triển làng nghề là một bộ phận hợp thành trong chủ trương phát triển công nghiệp nơng thơn của Đảng, Nhà nước. Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề có ý nghĩa to lớn trong công cuộc CNH-HĐH đất nước hiện nay.

Kim Bồng là một trong số các làng nghề hình sớm nhất ở Quảng Nam. Qua hơn ba trăm năm tồn tại, làng nghề đã tạo dựng nên những giá trị văn hóa đặc sắc cho xứ Quảng mà tiêu biểu là quần thể Đô thị cổ Hội An. Làng nghề cũng quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của mình ra cả nước và phạm vi thế giới. Trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, làng Kim Bồng đang có điều kiện thuận lợi để phát triển, khẳng định vị thế của mình, góp phần bồi đắp cho văn hóa địa phương và quốc gia.

Chương 2

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 44 - 48)