Giá trị văn chương truyền khẩu làng nghề

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 36 - 37)

VII. Loại công cụ khác

1.2.2.4.Giá trị văn chương truyền khẩu làng nghề

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

1.2.2.4.Giá trị văn chương truyền khẩu làng nghề

Trong quá trình lao động từ thế hệ này sang thế hệ khác, thợ Kim Bồng

đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm lao động phong phú. Và họ đã dùng ca dao, tục ngữ làm phương tiện để lưu giữ, trao truyền các kinh nghiệm nghề nghiệp ấy cho đời sau.

Ví dụ như câu tục ngữ nói về kinh nghiệm đẽo cột trịn:

“Đời cha cho chí đời con

Muốn đẽo cho trịn trước phải lấy vng”

Kinh nghiệm gõ dùi đục:

“Đóng mốt rồi lại đóng ba

Tay chuốt đỏng đảnh chớ mà đóng hai” (mốt: một)

Vốn văn chương truyền khẩu của làng nghề tuy không đồ sộ nhưng cũng khá phong phú ở nhiều khía cạnh. Nó là sự bày tỏ tâm tình người làng nghề về cơng việc vất vả, quanh năm thường lặn lội khắp các vùng quê:

Anh đi làm thợ nơi nao Để em gánh đục gánh bào đi đưa Trời nắng cho chí trời mưa Để em gánh đục gánh cưa đi cùng.

Với bàn tay tài hoa, những chàng trai Kim Bồng đã để lại tình cảm lưu luyến

cho các cơ gái ở những miền đất mà họ đã đi qua trên bước đường làm nghề:

Dang tay hốt nhúm (nắm) dăm bào Hỏi thăm chú thợ bữa nào hồi cơng

Khơng mai thì mốt hồi cơng

Chốn Cửa Hàn em ở, chốn Kim Bồng anh lui.

Trong số các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở xứ Quảng, Kim

Bồng thuộc loại “dân biết mặt, chúa biết tên”. Chính vì vậy, địa danh này đã đi vào trong kho tàng ca dao, tục ngữ xứ Quảng, thể hiện niềm tự hào của người dân Quảng Nam về truyền thống văn vật của quê hương:

Phú Bông dệt lụa dệt sa

Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng.

Đây cũng là câu ca dao thường được trích dẫn trong bài viết, cơng

trình nghiên cứu về xứ Quảng.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 36 - 37)