VII. Loại công cụ khác
28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề
2.1.2. Nguồn nguyên liệu
Từ xưa những cánh rừng ở miền Tây Quảng Nam là nơi chủ yếu cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ cho làng nghề Kim Bồng với các loại danh mộc như lim, trắc, sến, táu, kiền kiền, gõ, mít…Vài chục năm lại đây, gỗ cũng được mua từ Tây Nguyên, trong đó có những loại quý hiếm như cẩm lai, gỗ hương. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này đang ngày càng cạn kiệt do khai thác bừa bãi; phá rừng lấy đất sản xuất, nhất là cây công nghiệp; xây dựng các hồ thủy điện. Chính sách đóng cửa rừng để bảo vệ môi trường càng khiến thiếu hụt nguồn gỗ. Chính vì vậy, khơng ít cây rừng đã bị khai thác khi còn non tuổi khiến chất lượng gỗ thấp.
Tuy nhiên trên thực tế, các cơ sở của làng nghề vẫn xoay xở được nguồn gỗ ngun liệu. Một mặt họ mua gỗ khơng có giấy tờ hợp pháp do lâm
tặc khai thác. Chủ cơ sở chịu rủi ro cao khi mua nguồn gỗ này vì có thể bị cơ quan kiểm lâm địa phương kiểm tra và thu giữ (kể cả khi đã đưa về xưởng). Khi đó họ buộc phải nâng giá thành sản phẩm hoặc chia sẻ bớt lợi nhuận. Gỗ cũng được mua từ các doanh nghiệp khai thác bên nước bạn Lào nhưng phần lớn các chủ cơ sở ở làng nghề không chuộng nguồn gỗ từ nước này vì họ cho rằng chất lượng thấp, hay nứt nẻ. Riêng cơ sở mộc Huỳnh Ry thường mua gỗ của các cơng ty vì hàng của ơng chủ yếu xuất ra nước ngồi, có sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan hải quan về nguồn gốc của sản phẩm gỗ.
Hiện tại ở hầu hết các vùng quê Quảng Nam, người dân ít chú ý trồng các loại cây lấy gỗ có giá trị như mít, huỷnh, dỗi… mà tập trung trồng cây nguyên liệu ngắn ngày, chủ yếu là keo để nhanh có thu nhập. Gỗ cho xây dựng, nhất là gỗ cho thủ cơng mỹ nghệ địi hỏi những phẩm cấp đặc biệt, do vậy thường khan hiếm. Tình trạng cạn kiệt nguồn gỗ nguyên liệu khiến nghề mộc nói chung, làng nghề Kim Bồng nói riêng ngày càng gặp khó khăn và về lâu dài sẽ càng nan giải.