Đãi ngộ và phát huy vai trò đội ngũ nghệ nhân; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làng nghề

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 108 - 112)

VII. Loại công cụ khác

3.3.3.1.Đãi ngộ và phát huy vai trò đội ngũ nghệ nhân; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làng nghề

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

3.3.3.1.Đãi ngộ và phát huy vai trò đội ngũ nghệ nhân; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làng nghề

Việc tôn vinh các nghệ nhân của làng nghề là một yêu cầu quan trọng đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Có thể thẳng thắn thừa nhận rằng việc này cịn nhiều thiếu sót. Ngun nhân có thể do nhận thức chưa đúng rằng làng nghề chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế phụ. Do đó, các giá trị vơ hình và đặc biệt là bàn tay, khối óc và tâm hồn của những người thợ tài ba làm ra sản phẩm - những nghệ nhân lại dễ bị xem nhẹ. Nghệ nhân là vốn quý của làng nghề bởi ngồi đơi bàn tay khéo léo, họ cịn nắm giữ những bí quyết, những kỹ thuật cha truyền con nối và sự thăng hoa trong sáng tạo có tính xuất thần, khó giải thích. Những "báu vật nhân văn sống" này nắm giữ những giá trị văn hóa của cộng đồng làng nghề. Ngồi năng lực sáng tạo, nghệ nhân cịn có sứ mệnh truyền nghề cho các thế hệ sau. Vì vậy, việc tơn vinh nghệ nhân không đơn thuần chỉ là đánh giá cơng lao và tỏ lịng kính trọng, mà hơn thế, đây là một hoạt động, một phương pháp, một nội dung để bảo tồn được các giá trị văn hóa của làng nghề nói chung và của làng mộc Kim Bồng, Hội An hiện nay. Để biến điều đó thành hiện thực, chúng ta cần quan tâm những nội dung sau:

- Trước tiên cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng về tinh thần, vật chất đối với các nghệ nhân. Hiện nay, ngoài danh hiệu được phong tặng, nghệ nhân chưa có một chế độ đãi ngộ vật chất nào, trên thực tế điều này cũng đang gây nên những boăn khoăn trong tư tưởng của họ. Nhà nước cần có chính sách bảo hiểm y tế, phụ cấp hằng tháng cho các nghệ nhân được phong tặng nhằm động viên, đồng thời cũng thể hiện sự trọng vọng của toàn xã hội đối với các “báu vật nhân văn sống” của làng nghề, qua đó khuyến khích thợ làng nghề rèn luyện, phấn đấu để đạt được danh hiệu cao quý và sự đãi ngộ này.

- Đối với những nghệ nhân có đóng góp xuất sắc cho làng nghề, Nhà nước nên có chính sách cho họ đi tham quan ở nước ngồi để vừa tơn vinh, vừa giúp họ học hỏi tinh hoa thủ công mỹ nghệ của các nước nhằm cải tiến mẫu mã, phát triển sản xuất ở địa phương mình.

- Nhà nước định kỳ xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân cho làng nghề. Cần chấn chỉnh việc phong tặng danh hiệu nghệ nhân, bởi hiện nay đã có hiện tượng một số tổ chức nghề nghiệp cũng tự cho phép mình xét tặng khiến làm giảm giá trị của danh hiệu cao quý này.

- Phát huy vai trò của nghệ nhân kết hợp với trường nghề hoặc các trường nghệ thuật để đào tạo, truyền nghề cho thợ trẻ một cách quy củ, bài bản.

Mặt khác, cần có lộ trình phù hợp cho việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làng nghề.

Kế thừa là tính chất đặc thù của làng nghề truyền thống. Vì vậy, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động vốn sinh ra và lớn lên tại làng nghề là giải pháp hữu hiệu nhất. Để hóa giải nguy cơ thiếu đội ngũ kế thừa tại làng nghề Kim Bồng hiện nay, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp về đào tạo: - Trước hết cần tiếp tục cần nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân trong tồn xã bằng việc làm tốt cơng tác phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, ngăn ngừa tình trạng trẻ em bỏ học giữa chừng. Tộc họ, các tổ chức đồn thể, chính quyền cần làm tốt cơng tác khuyến học, giúp đỡ học sinh nghèo để các em có điều kiện đến trường. Thực tế cho thấy đầu tư cho con người là sự đầu tư hiệu quả nhất. Một khi mặt bằng dân trí được nâng cao thì hoạt động của làng nghề sẽ tốt hơn.

- Nhà nước cần có chính sách bảo trợ đối với đào tạo lao động làng nghề như trả lương cho giáo viên, cấp học bổng cho học viên, kinh phí mua nguyên vật liệu học tập... Trong bối cảnh thanh niên làng nghề ngày càng ít muốn theo đuổi nghề truyền thống thì đây là biện pháp hỗ trợ cần thiết.

- Có cơ chế, chính sách dạy nghề và chỗ ăn ở, việc làm cho thanh thiếu niên khuyết tật tại làng nghề. Những cơ sở mộc đào tạo được nhiều nhiều lao động, sử dụng nhiều người khuyết tật cần được xem xét giảm thuế để tạo sự động viên thiết thực.

giữa đào tạo theo lối truyền nghề do các nghệ nhân làng nghề đảm nhiệm với việc mời giảng viên các trường mỹ thuật tham gia giảng dạy. Giải pháp này đòi hỏi sự cố gắng và mức đầu tư lớn của chính quyền nhưng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Thực tế đào tạo tại khóa học đầu tiên ở làng nghề Kim Bồng đã minh chứng rất hùng hồn. Đội ngũ thợ làng nghề được đào tạo bài bản theo hướng này cho thấy trình độ tay nghề vững vàn, vượt qua được lối mịn của chủ nghĩa kinh nghiệm, có năng lực sáng tạo tốt. Bản thân thợ thủ công mỹ nghệ làng nghề Kim Bồng cũng cần tăng cường nghiên cứu, học tập để nâng cao vốn hiểu biết về văn hóa truyền thống Việt Nam, cụ thể là tinh hoa của nghề mộc chạm trổ, kiến trúc. Các tài liệu, sách báo, truyền hình, băng đĩa và các cuộc tham quan thực tế là những cách thức hữu hiệu để trau dồi kiến thức ở lĩnh vực này. Bởi vì một khi “chưa có những người thợ hiểu biết đầy đủ về thẩm mỹ, về văn hóa thì khơng thể mong nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã cho đẹp hơn nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ được” [45, tr.188]. Vì vậy, làng nghề Kim Bồng cần khuyến khích con em làng nghề theo học các trường Mỹ thuật rồi quay về địa phương làm việc. Sự hòa quyện giá trị văn hóa làng nghề với tri thức mỹ thuật hiện đại sẽ giúp sáng tạo ra các mẫu mã sản phẩm mới, kết hợp hài hịa tính truyền thống và cách tân. Thực tế tại cơ sở mộc của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tiếp ở làng Đông Khương, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn là một minh chứng sinh động. Mê nghề chạm khắc, anh Nguyễn Văn Ân- con trai ông Tiếp đã theo học khoa điêu khắc của Đại học Mỹ thuật Huế, ra trường về phụ tá cho cha. Vốn nghề gia truyền kết hợp với tri thức mỹ thuật bài bản đang giúp cơ sở ông Nguyễn Văn Tiếp tạo ra một bước phát triển mới.

- Chú trọng đào tạo tin học cho đại đa số thợ làng nghề, nhất là đồ họa vi tính để họ tận dụng tiện ích do cơng nghệ hiện đại này đem lại. Việc thiết kế các mẫu mã trên máy tính sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động.

- Trong bối cảnh mở cửa hội nhập quốc tế, Nhà nước cần tăng cường mời các chuyên gia, các nghệ nhân nước ngoài vào giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm, giúp thợ làng nghề tiếp cận với kinh nghiệm và kỹ thuật thủ công mỹ nghệ của các nước tiên tiến. Từ đó họ có thể chắt lọc, đổi mới quan niệm

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 108 - 112)