Phương hướng phát triển của thành phố Hội An

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 94 - 95)

VII. Loại công cụ khác

3.1.1.Phương hướng phát triển của thành phố Hội An

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

3.1.1.Phương hướng phát triển của thành phố Hội An

Những năm qua, kinh tế - xã hội của thành phố Hội An phát triển tốt. Dịch vụ - Du lịch - Thương mại là nhóm ngành chủ lực trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Giai đoạn 2005-2010, tỷ trọng ngành này chiến 64,6 % GDP, tạo nên động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế của thành phố. Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 22,4% GDP [8, tr.11-12]. Có thể khẳng định, Hội An đã và đang hội nhập sâu rộng và trực tiếp vào nền kinh tế thế giới, đồng thời trở thành một trung tâm du lịch quan trọng của cả nước. Nằm trên con đường di sản miền Trung gồm Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn, đồng thời lại ở trong vùng động lực phát triển Đà Nẵng - Khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc và Khu Kinh tế mở Chu Lai, tiện cả về giao thông đường thủy, đường bộ, đường khơng và đường sắt nên Hội An rất có lợi thế phát triển trong những năm tới. Với nền tảng kinh tế - xã hội và vị trí địa lý thuận lợi như vậy, Đại hội Đảng bộ thành phố Hội An lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010-2015 xác định: “Trên cơ sở nắm vững và vận hành đúng đắn mối quan hệ kinh tế - văn hóa - sinh thái, tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế với nhóm ngành du lịch - dịch vụ - thương mại giữ vai trò chủ đạo, nghề tiểu thủ công phát triển đa dạng, một số ngành công nghiệp sạch được lựa chọn kỹ; nông nghiệp chuyển dần theo hướng một nền nông nghiệp sinh thái hiện đại... Điều then chốt là chăm lo phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển... đặt con người vào vị trí trung tâm và vai trị

chủ thể trong tồn bộ q trình phát triển. Tạo dựng môi trường tốt nhất để khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng” [8, tr.44- 45]. Trong giai đoạn 2010-2015, thành phố phấn đấu đưa cơ cấu các ngành kinh tế đạt được các chỉ số sau:

- Dịch vụ chiếm tỷ trọng 68-70% GDP, tăng bình quân 13-14%/năm. - Công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 23-25% GDP, tăng bình quân 14-15%/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 4,4%, đạt khoảng 68 triệu USD. Du lịch, dịch vụ, thương mại được xác định là ngành kinh tế chủ đạo, đa ngành và phát triển đều khắp các tiểu vùng của thành phố. Riêng lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được xác định phát triển theo hướng:

nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa... Khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng cho phát triển các làng nghề truyền thống, gắn kết với hoạt động du lịch. Chú trọng nâng cao trình độ và năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm hàng hóa cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện tốt công tác khuyến công, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, ứng dụng khoa học - công nghệ và cải tiến chủng loại, mẫu mã sản phẩm. Khuyến khích thành lập các hiệp hội kinh doanh nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác, liên kết và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường [8, tr.51].

Định hướng phát triển của thành phố sẽ tiếp tục dẫn dắt và tác động tích cực đến xu hướng vận động và phát triển của các làng nghề trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 94 - 95)