Tăng cường quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, kết hợp với bảo vệ thương hiệu làng nghề và sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 107 - 108)

VII. Loại công cụ khác

3.3.2.3.Tăng cường quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, kết hợp với bảo vệ thương hiệu làng nghề và sở hữu trí tuệ

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

3.3.2.3.Tăng cường quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, kết hợp với bảo vệ thương hiệu làng nghề và sở hữu trí tuệ

hợp với bảo vệ thương hiệu làng nghề và sở hữu trí tuệ

- Định kỳ tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc để giúp các làng nghề quảng bá, tiếp thị, mở rộng thị trường.

- Kiên trì vận động các hộ sản xuất, nhất là các hộ nhỏ lẻ, hỗ trợ kinh phí để họ tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, qua đó giúp họ tìm hiểu nhu cầu thị trường, thiết lập quan hệ với các đối tác để mở rộng

quy mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

- Khai thác tốt thị trường nội địa, thiết lập mạng lưới phân phối, các đại lý, quầy trưng bày sản phẩm tại các thị xã, thành phố, nhất là các thị trường có tiềm năng lớn như Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

- Các cơ quan chức năng tăng cường cung cấp thông tin và dự báo về thị trường ngoài nước cho các chủ cơ sở sản xuất; nghiên cứu phổ biến cho hộ sản xuất làng nghề về sở thích, tâm lý của khách hàng thuộc một số quốc gia, khu vực chủ yếu trên thế giới nhằm định hướng sản xuất cho làng nghề. Trong đó tập trung vào một số thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Bắc Mỹ. Theo một số nhà nghiên cứu, trong những năm tới đây vẫn là thị trường có nhu cầu lớn về đồ gỗ thủ cơng mỹ nghệ và sản phẩm mộc dân dụng cao cấp [18, tr.3 - 4].

- Xây dựng trang website chung cho làng nghề Kim Bồng, phát hành các đĩa DVD, các ấn phẩm - cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh - để giới thiệu về lịch sử văn hóa và thơng tin về sản phẩm của làng nghề; tăng cường quảng bá về làng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, đây là những cách thức hữu hiệu và nhanh chóng nhất để lan tỏa thơng tin, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng lượng khách du lịch.

- Vận động các chủ cơ sở làng nghề in và dán nhãn sản phẩm độc quyền làng mộc Kim Bồng để bảo vệ nhãn hiệu tập thể. Do đã được UBND thành phố Hội An hỗ trợ một phần kinh phí in nhãn nên làng nghề cần tận dụng điều kiện thuận lợi này để đảm bảo kinh doanh bền vững.

- Cần nghiên cứu đánh giá mặt lợi - hại việc bày bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc tại làng nghề để có biện pháp giải quyết thích hợp trên cơ sở giữ vững được thương hiệu của mộc Kim Bồng.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 107 - 108)