Tác động của hệ thống giá trị văn hóa làng nghề Kim Bồng đối với vùng đất Quảng Nam

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 41 - 44)

VII. Loại công cụ khác

1.2.3.1.Tác động của hệ thống giá trị văn hóa làng nghề Kim Bồng đối với vùng đất Quảng Nam

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

1.2.3.1.Tác động của hệ thống giá trị văn hóa làng nghề Kim Bồng đối với vùng đất Quảng Nam

đối với vùng đất Quảng Nam

Trên vùng đất Quảng Nam, tác động của hệ thống giá trị văn hóa làng nghề Kim Bồng thể hiện sâu sắc ở vùng đất Hội An mà trước hết là thương cảng - Đô thị cổ Hội An.

tế, ngoại giao của các chúa Nguyễn, Hội An đã thực sự trở thành “đặc khu kinh tế” của xứ Đàng Trong, thu hút rất nhiều thuyền buôn của các nước Nhật Bản, Trung Quốc và các nước phương Tây đến bn bán. Ngoại thương phát triển kích thích kinh tế xứ Đàng Trong đồng thời làm cho Hội An trở nên thịnh vượng trong gần hai thế kỷ XVII và XVIII. Điều này đã được nhà bác học Lê Quý Đôn ghi lại:

…thuyền từ Sơn Nam về thì chỉ mua được một thứ củ nâu, thuyền từ Thuận Hóa cũng chỉ có một thứ hồ tiêu, cịn từ Quảng Nam về thì các hàng khơng món gì khơng có, các nước phiên khơng kịp được. Phàm hóa vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Khang và dinh Nha Trang, đường thủy, đường bộ, đi thuyền, đi ngựa, đều hội tập ở phố Hội An… hàng hóa nhiều lắm, dù trăm tàu to chở cùng lúc cũng không hết được [17, tr.234].

Sự giàu có này giúp cư dân Hội An mà chủ yếu là người Nhật, người Hoa đẩy mạnh xây dựng nhà cửa, thương điếm. Đây chính là điều kiện để thợ mộc Kim Bồng phát huy sở trường của mình: “thợ mộc Kim Bồng đã đóng vai trị chính trong xây dựng, kiến trúc nhà phố, đình, chùa, đền miếu ở Hội An. Bàn tay tài hoa của họ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong kiến trúc và điêu khắc gỗ: chạm nổi, chạm lộng, chạm cẩn xà cừ” [32, tr.677]. Dĩ nhiên, đây là sự tác động có tính tương hỗ. Sự giàu có đã giúp tầng lớp thương nhân ở phố Hội An có đủ tài lực để làm những ngôi nhà gỗ kết cấu hai, ba tầng, chạm trổ cơng phu, nhờ đó thợ Kim Bồng mới có dịp rèn giũa nâng cao năng lực nghề nghiệp. Mặt khác, họ cũng tiếp thu được các mơ thức kiến trúc, trang trí của người Hoa vùng Hoa Bắc, Hoa Nam và người Nhật du nhập vào. Năm 1775, cuộc giao chiến giữa quân Trịnh và quân Tây Sơn khiến Hội An bị đốt phá hoang tàn [2, tr.32]. Việc khơi phục sau đó chắc hẳn cũng do thợ mộc - nề Kim Bồng giữ vai trị chính. Cũng cần thấy rằng, đặc thù của kiến trúc Đô thị cổ Hội An chủ yếu là gỗ nên thường bị thời tiết, côn trùng hủy hoại. Nhà gỗ

Hội An hiện nay chủ yếu có niên đại từ đầu thế kỷ XIX, nghĩa là nó đã được thợ mộc Kim Bồng trùng tu nhiều lần.

Hiện nay, ngồi các ngơi nhà do tư nhân và nhà nước sở hữu, cịn có những cơng trình do tập thể quản lý. Đây hầu hết là cơng trình mang tính thờ tự, tín ngưỡng như nhà thờ tộc, đình làng, chùa, lăng, miếu và hội quán (của người Hoa). Các cơng trình đều cần bàn tay thợ Kim Bồng thuộc lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc.

Ngoài việc xây dựng, tu bổ Đơ thị cổ Hội An, thợ mộc Kim Bồng cịn để lại dấu ấn trong các cơng trình đình, chùa, miếu mạo, nhà ở tư nhân ở quanh vùng Hội An cũng như nhiều làng quê Quảng Nam. Qua hàng trăm năm, bị nắng mưa, bão lụt tác động, đặc biệt bị hai cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề nên các cơng trình kiến trúc gỗ ở các làng quê Quảng Nam không còn nhiều. Thế nhưng ở vài địa phương thuộc các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn, một số ngôi nhà cổ do thợ Kim Bồng xây dựng, may mắn vẫn còn giữ được. Có thể kể như nhà ơng Nguyễn Nho Lĩnh ở xã Điện Minh, Điện Bàn; nhà ông Ngô Văn Sĩ ở thôn Phù Sa, xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn; nhà ông Nguyễn Sắc ở Mỹ An, xã Đại Quang huyện Đại Lộc...

Đi qua bao thăng trầm của đất nước và của làng nghề, từ sau năm 1986 đến nay, Kim Bồng đã có những đóng góp quan trọng vào sự phục hưng của các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Quảng Nam.

Trước hết là với vùng đất Hội An, từ năm 1998 đến năm 2011, có 1.307 lượt di tích được tu bổ, trong đó có 215 lượt di tích do Nhà nước quản lý, 1.092 lượt di tích do tư nhân quản lý được tu bổ [26, tr.13]. Thợ Kim Bồng là lực lượng chính thực hiện cơng việc này và họ đã góp phần rất lớn nhằm cứu các di tích khỏi nguy cơ sụp đổ. Mở đầu cho công cuộc tu bổ ở đô thị cổ là Chùa Cầu, được tiến hành năm 1986. Sau đó ngày càng có thêm nhiều cơng trình được tơn tạo. Những ai u mến Hội An giờ đây đã có thể n tâm khi nhiều ngơi nhà cổ trong khu phố, nhiều đình, chùa, miếu mạo chứa đựng những giá trị lịch sử, nghệ thuật q giá đã thốt khỏi nguy cơ “xóa sổ”, được

trả về với những chức năng thờ tự, sinh hoạt cộng đồng, giúp củng cố bền chặt thêm những mối dây liên kết xã hội.

Phố cổ Hội An được tu bổ chẳng những giúp bảo vệ một “bảo tàng sống” về kiến trúc cổ mà cịn trở thành động lực chính thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố không ngừng tăng trưởng.

Trên nhiều vùng quê ở Quảng Nam, thợ Kim Bồng cũng đã góp phần tu bổ, xây dựng mới nhiều cơng trình kiến trúc, như trùng tu nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng ở xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước; Khổng Miếu ở thành phố Tam Kỳ, nhà thờ tộc ở một số địa phương khác.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 41 - 44)