Chính sách phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hội An

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 52 - 56)

VII. Loại công cụ khác

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

2.1.1.3. Chính sách phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hội An

Hội An sở hữu một di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất giàu có, tuy nhiên từ sau 1975 đến trước năm 1986, bị bó buộc bởi tư duy kinh tế tập trung, bao cấp nên địa phương không sử dụng được thế mạnh đã từng làm nên sự thịnh vượng của vùng đất này. Phố cổ Hội An như nàng công chúa kiều diễm ngủ quên trong rừng.

Sau năm 1986, công cuộc Đổi mới đã đem lại sức sống mới cho thị xã. Nhận thức của cấp ủy Đảng và chính quyền thị xã ngày càng đúng đắn và sâu sắc hơn trong việc sử dụng sức mạnh của văn hóa vào cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngày 31 tháng 5 năm 1993, HĐND thị xã khóa VI đã đề ra Nghị quyết số 02/NQ-HĐ về phát triển du lịch và dịch vụ:

Đầu tư một phần ngân sách để trùng tu tôn tạo, nâng cấp khu phố cổ và xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường phục vụ tốt cho hoạt động du lịch. Mặt khác, phải dựa vào ưu thế của Hội An để tổ chức

nhiều dạng hình du lịch như tham quan các quần thể trên mặt đất, tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu nền văn hóa cịn tiềm ẩn trong lịng đất, khai thác nền văn hóa dân gian với những lễ hội truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo… Chú trọng hoạt động du lịch đi kèm sản xuất hàng lưu niệm bằng các ngành nghề truyền thống vốn có như nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà. Cố gắng xây dựng những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn mang tính đặc thù của Hội An để có thể bán cho du khách tại chỗ và cả bán ra các thị trường khác… [21].

Theo đà đổi mới tư duy, nhận thức của cấp ủy Đảng và chính quyền Hội An về phát triển ngành nghề truyền thống gắn với du lịch tiếp tục được khẳng định và nâng lên. Tại kỳ họp thứ 14, ngày 4 tháng 12 năm 1998, HĐND thị xã Hội An khóa VII đã đề ra Nghị quyết số 10/1998/NQ-HĐ về Một số nhiệm vụ cần tập trung để khôi phục và phát triển ngành CN-TTCN Hội An giai đoạn 1998 - 2000 và đến năm 2003. Nghị quyết tập trung vào một số giải pháp chủ yếu:

Khuyến khích các hộ sản xuất đặc sản của Hội An, tăng năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, khuếch trương uy tín thị trường… Bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, các làng nghề… Sử dụng tốt đội ngũ thợ lành nghề vào cơng cuộc trùng tu tơn tạo các di tích kiến trúc gỗ của thị xã… [22].

Như vậy, cấp ủy Đảng và chính quyền Hội An đã nhận thức rõ hơn nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống; vai trò của các làng nghề truyền thống trong việc tơn tạo các di tích kiến trúc cổ trên địa bàn. Các chính sách đúng đắn của cấp ủy, chính quyền Hội An đã thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển mạnh mẽ. Du lịch và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được chú trọng bảo tồn, phát huy và đến lượt nó đã thực sự trở thành động lực

phát triển của Hội An: “Trong năm năm (1995-2000 - người viết) số lượng khách sạn, buồng phòng tăng gấp 2 lần, tổng lượng khách tăng hơn 2 lần, năm 2000 ước đạt 172 nghìn lượt khách” [6, tr.11]. Đây là cơ sở thực tiễn có sức thuyết phục cho việc hoạch định các chính sách tiếp theo, trong đó có việc bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống. Chính vì vậy, Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2001-2005 đã đề ra mục tiêu: “Hồn thành việc khơi phục các làng nghề truyền thống: mộc Kim Bồng, chiếu cói An Hội, Cẩm Kim và làng gốm Thanh Hà” [6, tr.64].

Cùng với chủ trương khôi phục, Hội An đã sớm nhận ra tiềm năng du lịch của làng nghề. Chính vì vậy, từ tháng 10.2001, UBND thị xã Hội An (cũ) đã giao cho Văn phòng Hướng dẫn tham quan du lịch Hội An tổ chức tua du lịch làng gốm Thanh Hà. Đầu năm 2004, UBND thị xã Hội An đã lập dự án đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng gắn với hoạt động du lịch, giai đoạn 2004 -2007 và được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 3461/QĐ-UB, ngày 4/8/2004. Đây là đề án quy mô nhất từ trước đến nay đối với làng nghề Kim Bồng. Phịng Thương mại Du lịch chủ trì biên soạn quy chế quản lý hoạt động thương mại làng nghề mộc Kim Bồng và đã được UBND thị xã Hội An ký quyết định ban hành. Chính quyền thị xã cũng chỉ đạo Đảng ủy, UBND xã Cẩm Kim theo dõi, giúp đỡ xã viên làng nghề thành lập Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch làng nghề truyền thống Kim Bồng vào ngày 14.9.2004.

Từ những thành tựu kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ XIV, Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Hội An nhiệm kỳ thứ XV, 2005-2010 đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế gắn với văn hóa, bao gồm cả phát triển làng nghề: “Chú trọng việc đầu tư để giữ gìn, tu bổ và phục hồi các di tích lịch sử - cách mạng, các làng nghề truyền thống, các danh thắng gắn với chiến lược phát triển kinh tế du lịch; khuyến khích sáng tạo và phát huy những giá trị văn hóa thể hiện bản sắc dân tộc và bản sắc địa phương” [7, tr.51]. Trên cơ sở đó, ngày 20.12.2005 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Hội An ra Nghị quyết số

01/NQ/BCH về tình hình nhiệm vụ năm 2005 và phương hướng năm 2006, trong đó có chủ trương: “Chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống có thế mạnh của thị xã. Từng bước cải tiến và ứng dụng công nghệ mới cho các sản phẩm truyền thống nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Thực hiện tốt công tác khuyến công, tập trung đầu tư phát triển sản xuất tại các làng nghề… Kết hợp tốt giữa phát triển tiểu thủ công nghiệp với hoạt động du lịch dịch vụ”. Ngày 3 tháng 7 năm 2009, HĐND thành phố Hội An (thị xã Hội An được nâng lên thành phố vào tháng 3.2008) đề ra Nghị quyết số 05/2009/NQ- HĐND về đẩy mạnh các chương trình nơng nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn thành phố Hội An và Đề án xây dựng Hội An trở thành thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch.

Nhằm đẩy mạnh công tác khuyến công, tháng 4 năm 2011, UBND thành phố Hội An đã ra Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 01.4.2011, quy định về hỗ trợ ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển Cơng nghiệp - Tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn thành phố Hội An. Làng mộc Kim Bồng cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của quyết định này. Quyết định có hiệu lực đến 31 tháng 12 năm 2015. Nội dung hỗ trợ ưu đãi gồm:

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. - Hỗ trợ lãi suất tín dụng.

- Hỗ trợ chi phí lập dự án, phương án đầu tư sản xuất.

- Hỗ trợ xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ. - Hỗ trợ quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại.

- Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cấp cơ sở; xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

- Hỗ trợ tổ chức tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế.

cụm, điểm làng nghề CN-TTCN hoặc di chuyển ra khỏi khu vực đông dân cư. - Phụ cấp lương cho cán bộ xã, phường phụ trách công tác khuyến công [43].

Quyết định này là bước tiến mới trong cơng tác khuyến cơng ở Hội An, vì khơng chỉ hệ thống hóa các quy định riêng rẻ đã được ban hành những năm trước đây mà còn đưa ra mức ưu đãi cao hơn.

Điểm qua một số văn kiện, có thể thấy rằng từ chỗ đưa ra những định hướng chung cho việc bảo tồn, phát triển làng nghề của thời kỳ đầu sau năm 1986, cấp ủy Đảng và chính quyền thành phố Hội An ngày càng hoạch định được những chính sách, cơ chế cụ thể như quy hoạch tổng thể, phương hướng phát triển cho từng làng nghề truyền thống, các cơ chế khuyến công về đất đai, vốn, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại… tác động tích cực đến sự phát triển của làng nghề trên địa bàn, trong đó có Kim Bồng. Nhìn trên bình diện tỉnh Quảng Nam, Hội An là một trong vài nơi sớm quan tâm đến việc khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống và đã cụ thể hóa các cơ chế chính sách của Nhà nước với mức ưu đãi cao. Làng nghề Kim Bồng đã nhận được sự tác động tích cực từ nhân tố này.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w