Giá trị văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán làng nghề

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 34 - 36)

VII. Loại công cụ khác

1.2.2.3.Giá trị văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán làng nghề

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

1.2.2.3.Giá trị văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán làng nghề

- Tín ngưỡng thờ tổ nghề mộc

Thờ tổ nghề là tập quán chung của thợ thủ công. Thợ mộc Kim Bồng không xác định được tổ nghề riêng của làng mình, họ thờ tổ nghề mộc chung là Lỗ Ban, Lỗ Bốc, đồng thời cũng thờ vị tổ Bách nghệ là Cửu Thiên Huyền Nữ hoặc ông Tiên Sư. Hầu hết các nhà làm nghề mộc đều có trang thờ tổ nghề. Bên cạnh đó, tại làng Kim Bồng cịn có một ngơi đình thờ tiền hiền và các chư thần trong làng. Ngày mồng 6 tháng giêng (âm lịch) các kíp thợ mộc - nề làng Kim Bồng cúng tổ nghề tại ngơi đình này. Lễ tế diễn ra trong hai ngày. Ngày mồng năm là lễ cáo yết nhằm cáo vọng chư vị tiền hiền, thần thánh. Lễ chính diễn ra vào sáng mồng sáu. Trong nghi thức tế lễ có người xướng lễ, đọc văn tế kết hợp với phường bát âm. Kết thúc lễ, các vị cao niên thường tập trung lại xem giị gà để đốn sự cát - hung của làng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các kíp thợ. Ngày trước nhân lễ tế tổ nghề, dân làng Kim Bồng thường rước gánh hát bội (tuồng) về biểu diễn giúp vui cho làng. Sau lễ cúng tổ nghề, thợ Kim Bồng mới bắt đầu công việc làm ăn của một năm mới [44, tr.116-118].

Xây dựng nhà cửa, đóng ghe thuyền là một trong những ngành nghề chính của làng nghề Kim Bồng. Đối với chủ sở hữu, đây là cơng việc hệ trọng có liên quan chí thiết đến tính mạng, tài sản của gia chủ. Vì thế có rất nhiều tập tục, kiêng cử trong lĩnh vực này.

Trước hết là việc chọn năm, gọi là được tuổi và chọn ngày giờ để khởi cơng cơng trình. Nếu gia chủ khơng được tuổi thì có thể nhờ người thân, anh em trong gia đình đứng tên thay. Một tập quán quan trọng nữa là chọn gỗ làm cây địn đơng của ngơi nhà, làm long cốt của ghe, tàu. Gỗ dùng làm cấu kiện này phải sạch sẽ, khơng có tì vết, khơng bị các loại dây rừng bu bám và được cất giữ cẩn thận để không bị làm ô uế hoặc bị người bước ngang qua.

Trong từng cơng việc như đóng ghe, dựng nhà vừa có những lễ thức giống nhau đồng thời cũng có những lễ thức riêng.

- Đóng ghe, tàu

- Lễ phạt mộc: đây là lễ khởi đầu cho cơng việc đóng ghe, có tính chất như lễ khởi công ngày nay.

- Lễ giáp ghim: lễ cúng để ráp lô lái, lô mũi vào long cốt của ghe tàu. - Lễ khai quang điểm nhãn: đây là nghi thức gắn với tục vẽ mắt ghe, tàu để linh thiêng hóa phương tiện này. Lễ này được tổ chức trước hoặc kết hợp với lễ hạ thủy.

- Lễ hạ thủy: lễ đưa ghe, tàu xuống nước để nó chính thức bước vào cuộc đời sơng nước của mình.

- Lễ xơng ghe, tàu: Đây là lễ thức cuối cùng của quá trình đóng ghe, tàu trước khi đưa vào hoạt động. Trong lễ xơng ghe, quan trọng nhất và mang tính bắt buộc là lễ đưa dăm, tống mộc. Nghi lễ này mang ý nghĩa trừ khử tà ma, khơng cho nó làm hại ghe, tàu.

- Xây dựng nhà cửa

- Lễ phạt mộc: khởi đầu cho công việc làm nhà.

- Lễ thượng lương: gia chủ sắm sửa lễ vật cáo yết trời đất rồi thợ đưa cây địn đơng lên gác trên vì kèo. Trong lễ có tục treo thêm mấy nhành vạn

tuế và ba chai (hũ) muối, gạo, nước với ý nghĩa cầu mong sự dài lâu, an bình, no đủ.

Trong q trình làm nhà, người thợ cịn thường dùng thước Lỗ Ban, thước trực để đo độ dài của địn đơng, cửa, ngõ theo các kích thước được cho là tốt đối với chủ nhà. Thợ cũng phải biết cách thức mở ngõ, xác định phương vị của gian bếp…

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 34 - 36)