Nhóm giải pháp kinh tế

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 106 - 107)

VII. Loại công cụ khác

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

3.3.2. Nhóm giải pháp kinh tế

3.3.2.1. Tài chính

Chính sách tài chính, tín dụng thích hợp sẽ tạo điều kiện cho hoạt động

sản xuất kinh doanh của làng nghề. Để phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An nói chung, làng Kim Bồng nói riêng, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho công tác khuyến công như đào tạo nhân lực, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cường xúc tiến thương mại để thúc đẩy hoạt động của làng nghề.

- Tăng nguồn vốn vay từ các Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, đồng thời giành một phần nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng các làng nghề.

- Phịng Kinh tế, Phịng Tài chính thành phố Hội An cần tham mưu sửa đổi khoản 2 điều 9 của Quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2011/QĐ-UB ngày 01 tháng 4 năm 2011 của UBND thành phố Hội An. Theo như quy định hiện hành thì các chủ cơ sở, hộ sản xuất đi sau sẽ không được UBND thành phố Hội An hỗ trợ 50% kinh phí đổi mới cơng nghệ nếu một cơ sở sản xuất nào đó nhờ nguồn kinh phí ưu đãi này đã nhập cơng nghệ, thiết bị cùng loại vào địa bàn. Một khi quy định trên được sửa đổi, sẽ mở rộng hơn diện hỗ trợ đổi mới cơng nghệ, trang thiết bị, qua đó giúp các hộ, các chủ

doanh nghiệp ở Hội An nâng cao năng lực sản xuất.

- Cần đơn giản hóa các thủ tục cho vay vốn; kéo dài thời hạn vay từ 3 - 5 năm và nâng hạn mức vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất - Hỗ trợ kinh phí cho người học nghề. Mở rộng đối tượng được hỗ trợ tài chính để đổi mới cơng nghệ, trang thiết bị.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w