Phát triển du lịch làng nghề làng quê, chia sẻ lợi ích cộng đồng hợp lý để đảm bảo phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 114 - 116)

VII. Loại công cụ khác

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

3.3.3.4. Phát triển du lịch làng nghề làng quê, chia sẻ lợi ích cộng đồng hợp lý để đảm bảo phát triển bền vững

đồng hợp lý để đảm bảo phát triển bền vững

Với tài nguyên nhân văn giàu có và cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú, Quảng Nam là một trong những địa phương có thế mạnh về du lịch của cả nước, trong đó Hội An đang trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia. Phát triển trên nền tảng sinh thái và văn hóa là định hướng chiến

lược của thành phố, theo đó du lịch và dịch vụ là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo. Sự kết nối giữa trung tâm phố cổ Hội An với các vùng nông thôn xung quanh và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang tạo ra sức hấp dẫn cho du lịch Hội An. Mặt khác, du lịch Hội An cũng có lợi thế lớn vì nằm trên tuyến du lịch Con đường di sản miền Trung. Đấy là những điều kiện thuận lợi cho du lịch làng nghề ở địa phương phát triển. Trên thực tế, các làng nghề như gốm Thanh Hà, rau Trà Quế, tre dừa Cẩm Thanh đang khai thác du lịch rất tốt và biết tạo ra những sản phẩm du lịch làng nghề rất đặc trưng. Đối với làng nghề Kim Bồng, để phát triển du lịch cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Thiết kế các tua, tuyến hợp lý để khuyến khích du khách đến làng Kim Bồng. Trước hết là kết nối tua du lịch phố cổ Hội An - và du lịch dọc sông Thu Bồn gắn với vùng quê Gò Nổi của Điện Bàn, các làng ươm tơ dệt lụa của Duy Xuyên, khu đền tháp Mỹ Sơn và danh thắng Hòn Kẽm - Đá Dừng.

- Thiết kế tua du lịch làng nghề: gốm Thanh Hà, rau Trà Quế, tre dừa Cẩm Thanh, mộc Kim Bồng thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Hội An, có thể mở rộng khơng gian du lịch với làng đúc đồng Phước Kiều của huyện Điện Bàn và xa hơn là với gốm Phước Tích của Thừa Thiên - Huế. Đây còn là cách thức liên kết để nhân lên sức mạnh thương hiệu của mỗi làng nghề.

- Đào tạo nguồn nhân lực làm du lịch chuyên nghiệp cho làng nghề. Cho đến nay người dân các làng nghề nói chung, Kim Bồng nói riêng vẫn chưa quen làm du lịch, dịch vụ nên cung cách phục vụ cịn nghiệp dư, giao tiếp hạn chế. Vì vậy, cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ có kỹ năng làm du lịch, am hiểu về lịch sử, văn hóa của xứ Quảng, văn hóa Hội An cũng như các giá trị văn hóa của làng nghề Kim Bồng để họ có thể tự giới thiệu về q hương mình một cách biểu cảm nhất. Đào tạo vốn ngoại ngữ - trước hết là tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp để họ làm tốt hơn công tác tiếp thị sản phẩm và quảng bá về vùng quê Cẩm Kim cũng như làng nghề Kim Bồng.

làng nghề, củng cố các cơ sở phục vụ du lịch ở Cẩm Kim như điểm tham quan nghề dệt chiếu, tráng bánh, các cơng trình tơn giáo, nhà thờ tộc, đình làng... Chia sẻ lợi ích từ kinh doanh du lịch với các thành phần dân cư để tạo sự phát triển bền vững.

- Thử nghiệm một số sản phẩm du lịch đồng quê mới như tát nước vào ruộng lúa bằng gàu sòng, tát ao bắt cá... để tạo cảm giác trải nghiệm cuộc sống thôn dã cho du khách, nhất là khách ngoại quốc.

- Cho phép thu phí thuyền du lịch, qua đó có nguồn kinh phí để chỉnh trang, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan làng nghề nhằm tăng sức hấp dẫn với du khách. - Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, chấn chỉnh tình trạng kinh doanh du lịch không phép để tạo ra môi trường du lịch lành mạnh, đồng thời chống thất thu cho ngân sách.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w