VII. Loại công cụ khác
28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề
2.2.1.2. Bảo tồn và phát huy giá trị tri thức làng nghề
Từ sau năm 1986 đến nay, làng nghề Kim Bồng phát triển mạnh ở lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, hàng mộc gia dụng cao cấp; nghề mộc kiến trúc cũng được bảo tồn qua việc trùng tu các kiến trúc cổ, xây dựng một số cơng trình mới. Thành tựu bảo tồn và phát huy giá trị tri thức làng nghề chủ yếu tập trung ở hai lĩnh vực này.
- Bảo tồn phát, huy tri thức nghề mộc mỹ nghệ
Thành quả bảo tồn và phát huy tri thức nghề mộc mỹ nghệ làng Kim
Bồng được thực hiện bởi vai trị tích cực của các nghệ nhân Huỳnh Ry, Huỳnh Sướng cộng với sự tác động tích cực của chính quyền, ngành chức năng thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và một số tổ chức quốc tế.
Cũng như các làng nghề mộc mỹ nghệ ở nước ta, nghề thủ công mỹ
nghệ Kim Bồng cũng dựa trên những những kỹ thuật và mơ típ truyền thống. Đội ngũ thợ trẻ với sự truyền dạy tận tình của các nghệ nhân điêu luyện như Huỳnh Ry, Huỳnh Sướng, đã nắm chắc các kỹ thuật truyền thống như chạm bấm, chạm thủng, chạm khơi, chạm lộng; khả năng tạc các tượng tròn; nắm
vững các mơ típ chạm trổ truyền thống như tam dương khai thái, lưỡng long
triều nguyệt, lưỡng lân hý cầu, bát bửu, tứ linh, tứ thời, tam đa, ngũ phúc lâm môn... Đội ngũ thợ trẻ, trong đó nổi bật là Phan Xuân Nguyên, Phạm Thời Trung... cho thấy khả năng nổi bật trong việc tạc các tượng tròn như tượng Phật Tổ, Quan Âm Bồ Tát cao đến 2,5m. Một số thợ trẻ với mong muốn vươn lên, sau khi thọ giáo xong với các bậc thầy làng Kim Bồng đã tiếp tục làm thuê cho các cở sở mộc người Bắc và người Huế đóng tại Hội An để học hỏi thêm tinh hoa nghề mộc của các vùng này.
Mộc thủ công mỹ nghệ Kim Bồng xưa nay vốn mạnh về chạm khắc, nghề khảm trai không mấy phát triển. Thường họ chỉ khảm những họa tiết đơn giản trên hoành phi, câu đối và một số vật gia dụng. Sau năm 1975, khơng có ai làm nghề này. Thế nhưng hiện nay làng nghề đang được bổ sung một cơ sở khảm trai có nguồn gốc từ làng Chng Ngọ, Hà Tây. Đấy là cơ sở của anh Phan Văn Phúc - con của một cán bộ quê xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tập kết ra Bắc rồi lấy vợ người Chuông Ngọ. Sau nhiều năm làm ăn tại quê mẹ, năm 1999 anh Phúc chuyển gia đình về bản quán, đến năm 2006 thuê mặt bằng sản xuất tại trung tâm làng nghề Kim Bồng. Hiện cơ sở khảm trai Phúc Cẩn có 4 lao động, tay nghề vững, chuyên mơn hóa cao. Các cơ sở mộc mỹ nghệ ở Kim Bồng mà chủ yếu là ông Huỳnh Ry thường chuyển phần khảm trai cho anh Phúc. Ngược lại anh Phúc cũng thuê thợ Kim Bồng chạm trổ phần nền rồi hồn thiện sản phẩm của mình bằng cơng đoạn khảm trai. Tác động tương hỗ giữa chạm khắc và khảm trai đã nâng giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế của sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng gia dụng, mở ra cho làng nghề Kim Bồng một hướng phát triển mới.
Tri thức nghề mộc mỹ nghệ làng Kim Bồng cũng được bổ sung bởi các cơ quan chức năng, các tổ chức quốc tế, trong đó tập trung vào việc đổi mới quan niệm thẩm mỹ, kích thích sự tìm tịi sáng tạo các mẫu mã sản phẩm mới, mang phong cách hiện đại trong khi vẫn giữ được cốt cách truyền thống.
Tổ chức ITC (Trung tâm thương mại quốc tế) phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Quảng Nam mở lớp nâng cao năng lực sáng tạo mẫu mã sản phẩm, năng lực quản lý kinh tế cho thợ Kim Bồng.
Tổ chức JICA đã mời một số chuyên gia ở Hà Nội kết hợp với nghệ nhân Huỳnh Sướng mở một lớp bồi dưỡng kỹ năng sáng tác, nâng cao chất lượng sản phẩm nghề mộc tại Kim Bồng, thợ mộc một số nơi trong tỉnh Quảng Nam cũng được mời dự.
UBND thành phố Hội An đã hai lần tổ chức Hội thi sáng tạo mẫu sản phẩm lưu niệm Hội An - lần thứ nhất vào năm 2009, lần thứ hai vào năm 2011. Hội thi lần thứ ba dự định tiến hành trong năm 2013. Hội thi đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nhà điêu khắc, họa sĩ ở Quảng Nam, Đà Nẵng, nghệ nhân các làng nghề truyền thống trên địa bàn, trong đó có làng nghề Kim Bồng.
Đặc biệt từ tháng 8 năm 2012, Quỹ Ủy thác Hàn Quốc đã tài trợ 100.000 USD cho Văn phòng UNESCO tại Hà Nội phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển sản phẩm thủ công dấu ấn tại điểm di sản thế giới”. Craft Link - một tổ chức phi lợi nhuận có nhiều kinh nghiệm trong việc hỗ trợ thiết kế mẫu mã, phát triển và tiếp thị sản phẩm thủ công được chọn làm đối tác hỗ trợ kỹ thuật. Mục tiêu của dự án nhằm giúp các làng nghề tiêu biểu ở Quảng Nam định hướng lại sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và bảo tồn các giá trị văn hóa. Sau khi triển khai, hiện dự án đang tư vấn và đặt hàng nghệ nhân làng nghề Kim Bồng, gốm Thanh Hà, lồng đèn Hội An, làng đúc Phước Kiều (Điện Bàn) cùng một số cơ sở tư nhân làm nghề gốm truyền thống như gốm Lê Đức Hạ (Điện Bàn), gốm Duy Quá (Duy Xuyên) phát triển các mẫu sản phẩm với tiêu chí khai thác, thể hiện được nét đặc trưng của hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn, sau đó sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm. Dự án cũng giúp tiếp thị, quảng bá và mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm các làng nghề này [38, tr.36]. Tác động toàn diện và kéo
dài đến hết năm 2013, dự án này được hy vọng sẽ đem lại sức bật mới cho các làng nghề truyền thống trong khu vực di sản Hội An và Mỹ Sơn, trong đó có Kim Bồng.
Những tác động từ bên ngoài cùng với ý thức tự tìm tịi, đổi mới đã giúp thợ thủ cơng mỹ nghệ của làng Kim Bồng đạt được những tiến bộ nhất định trong việc cải tiến sáng tạo mẫu mã sản phẩm. Ngay các mơ típ truyền thống cũng được bổ sung, cải biến về bố cục để tạo ra những sản phẩm mới lạ. Chẳng hạn mơ típ lưỡng long triều nguyệt (hai con rồng chầu mặt trăng) từ bố cục theo đường thẳng được chuyển thành bố cục tròn để tạo nên những chiếc đĩa gỗ lưu niệm chạm khắc tinh xảo.
Thợ mộc mỹ nghệ Kim Bồng mà tiên phong là Huỳnh Sướng rất có ý thức trong việc chắt lọc các nét văn hóa đồng quê Việt Nam để tạo nên phong cách hiện đại hơn cho sản phẩm. Ví dụ như những chiến đèn ngủ mang hình dáng cái nơm cá, đèn ngủ hình cá chép, lẳng hóa hồng được tạc từ gỗ nguyên khối... Đặc biệt, chiếc ghế tựa làm bằng gỗ nguyên khối lấy cảm hứng từ chiếc áo dài Việt Nam đã làm cho sản phẩm mang phong cách khá độc đáo và hiện đại. Chiếc ghế này khiến du khách nước ngồi thích thú. Huỳnh Sướng chỉ sản xuất 3 chiếc, bán 1 chiếc và giữ 2 chiếc làm kỷ niệm. Phương châm đang được anh theo đuổi là giảm bớt sự ảnh hưởng của mơt típ tranh tượng Trung Quốc, khai thác nhiều hơn các nét văn hóa Việt để tạo nên tính đặc trưng và cốt cách dân tộc của sản phẩm mộc Kim Bồng. Các đĩa chạm hình chùa Cầu; chạm chim mng, cỏ cây đồng nội; các tranh chạm khắc mái đình cây đa, ngơi nhà mái rạ, con trâu nằm nhơi dưới bóng hàng tre râm mát... đang tạo ra hướng đi mới cho tranh chạm khắc của làng nghề này.
- Bảo tồn và phát huy tri thức nghề mộc kiến trúc
Kẻ thù âm thầm và nguy hiểm nhất của các cơng trình kiến trúc gỗ là mối mọt. Những ngơi nhà trong phố cổ Hội An vì liền vách nhau, càng thuận lợi cho các loại côn trùng này tấn công. Hơn nữa, Hội An nằm ở cuối nguồn
Thu Bồn, hàng năm thường bị nhấn chìm trong lũ, có năm đến hai, ba trận lụt lớn. Các tác nhân đó đã, đang và sẽ cịn tiếp tục đe dọa sự sống còn của di sản văn hóa thế giới này. Nghĩa là hiện nay và mai sau, vẫn rất cần đến bàn tay người thợ Kim Bồng trong việc bảo tồn, trùng tu di sản văn hóa thế giới này . Bảo tồn, phát huy tri thức nghề mộc kiến trúc làng Kim Bồng bắt đầu được khởi động từ cuối những năm 1980. Tháng 7 năm 1985, Hội thảo khoa học về Khu phố cổ Hội An được tổ chức, quy tụ những nhà khoa học hàng đầu trong cả nước. Giá trị văn hóa, lịch sử của khu phố cổ được nhận thức lại đã thúc đẩy sự quan tâm hơn nữa của chính quyền. Vì thế năm 1986, Chùa Cầu được trùng tu. Tuy nhiên, cơng việc này do Xí nghiệp tu bổ di tích Trung ương thực hiện. Sau Hội thảo khoa học quốc tế về Hội An tổ chức năm 1990, việc trùng tu phố cổ được đẩy mạnh và có sự tham gia về tài chính và nhân lực của nước ngồi, cụ thể là Nhật Bản. Ngày 14 tháng 4 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 240/TTg, phê duyệt Dự án tổng thể đầu tư bảo tồn và khai thác di tích khu phố cổ Hội An - Quảng Nam, gọi tắt là dự án 240. Các chương trình tu bổ di tích này có nguồn kinh phí lớn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề mộc kiến trúc Kim Bồng phục hồi. Một số doanh nghiệp trùng tu lần lượt ra đời như Xí nghiệp tư doanh Kim An, Xí nghiệp tư doanh Kim Châu. Xí nghiệp Kim An (nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Kim An) do ông Huỳnh Văn Kim, người làng Kim Bồng thành lập; đội ngũ thợ có 10 thợ mộc là người Kim Bồng. Xí nghiệp Kim Châu do ơng Đặng Văn Bài - người Kim Bồng và ông Trần Hải - người phường Cẩm Châu, Hội An thành lập năm 1996, có 15 thợ mộc là người Kim Bồng. Đây là hai đơn vị chủ lực trong lĩnh vực trùng tu kiến trúc cổ ở Hội An cũng như một số nơi khác; trong đó Cơng ty Kim An giữ vai trị nổi trội hơn. Gần đây, xuất hiện thêm hai doanh nghiệp là Thành Đạt và Hưng Thái.
tại mà trực tiếp là Trung tâm Quản lý Bảo tồn di tích Hội An (nay là Trung tâm Quản lý Bảo tồn di sản văn hóa Hội An) cùng các doanh nghiệp làm cơng tác bảo tồn di tích đã giúp thợ Kim Bồng vừa giữ được nghề truyền thống của cha ông. Đồng thời họ cũng tiếp thu những tri thức khoa học của chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực này. Với các di tích tu bổ, JICA tài trợ 100% kinh phí nên họ có điều kiện thực thi tuần tự, đầy đủ các yêu cầu của khoa học tu bổ di tích mà khơng bị sức ép của các quy định về giải ngân như thường gặp ở các cơng trình làm theo Dự án 240. Cơng trình đầu tiên được tổ chức này tài trợ trùng tu là chùa Ông, tiếp sau là Quan Âm Phật tự.
Trước hết, đội ngũ thợ thi cơng cơng trình được nâng cao nhận thức về cơng tác trùng tu các kiến trúc gỗ. JICA và Trung tâm Quản lý Bảo tồn di tích Hội An đã tổ chức các lớp tập huấn cho các đội thợ về mục đích và tính cần thiết của việc giữ gìn tính chân xác của di tích trong q trình trùng tu. Tập huấn cũng được kết hợp trong q trình thi cơng theo kiểu vừa học vừa làm, có chuyên gia tư vấn tại chỗ, giúp cán bộ Trung tâm, các viên quản đốc và đội ngũ thợ tiếp thu thuận lợi và nhanh chóng.
Chuyên gia JICA cũng tập huấn cho thợ phương pháp hạ giải (tháo dỡ) di tích, đánh số cấu kiện; xác định những phần kiến trúc có thể giữ lại, phần phải thay thế. Nếu như trước đây với những cấu kiện đã hư hỏng một phần, chủ nhà và thợ thường bỏ hẳn vì suy nghĩ “lần làm lần khó”, nên thay mới hoàn toàn để cho bền lâu. Từ khi được tập huấn, họ đã biết giữ lại để bảo đảm tối đa tính chân xác của di tích. Qua các chuyên gia Nhật, đội ngũ thợ học cách lọc bỏ những đoạn hư hỏng trong cấu kiện gỗ và chế tác phần tương tự để ráp vào. Đối với các cột gỗ lim bị rỗng ruột (tiêu tâm) thì thay vì cắt bỏ, họ lồng đó một đoạn gỗ thích hợp để vừa giữ được tính nguyên gốc vừa đảm bảo khả năng chịu lực của cây cột. Thợ Kim Bồng cũng học được phương pháp chống mối, chống ẩm của người Nhật bằng cách lót dưới gốc cột một tấm chì.
Thợ của các Công ty Kim An, Kim Châu cũng được Trung tâm Quản lý Bảo tồn di tích Hội An tạo điều kiện tham dự các lớp tập huấn về bảo tồn di tích do UNESCO tổ chức tại Hà Nội. Trong Lễ hội giao lưu văn hóa Việt - Nhật tổ chức hằng năm ở Hội An đều có các cuộc hội thảo về trùng tu, tơn tạo di tích, các cơng ty này cũng là thành phần được mời tham dự.
Bảo tồn trùng tu các kiến trúc cổ ở Hội An không hướng đến lợi nhuận kinh tế trực tiếp, đó là cơ sở để Trung Quản lý Bảo tồn di tích Hội An đề xuất cho phép chỉ định thầu và được UBND thành phố Hội An chấp thuận. Vì vậy, nhiều cơng trình trùng tu đã được giao cho Công ty Kim An đảm nhiệm, vì đội ngũ thợ có ý thức và tay nghề cao hơn. Điều này có nghĩa thợ mộc kiến trúc Kim Bồng có thêm nhiều việc làm, có cơ hội rèn giũa tay nghề. Cũng phải nói rằng, thợ mộc kiến trúc Kim Bồng đã khiến các chuyên gia Nhật khâm phục bởi kỹ thuật dùng mộng để lắp ráp các cấu kiện gỗ một cách sít sao, chắc chắn mà khơng cần đến vật liệu kim loại. Một số thợ mộc Kim Bồng thiện nghệ rất giỏi trong việc tính tốn, sắp xếp địn tay, rui để tạo độ nên độ võng của mái ngói âm dương khi trùng tu nhà cổ. Chính độ võng này đã tạo nên dáng vẻ ngôi nhà rất đặc trưng và gợi cảm của phố cổ Hội An. Trong hơn 20 năm qua, Công ty Kim An đã trùng tu thành cơng nhiều cơng trình kiến trúc cổ của thành phố Hội An, tiêu biểu là một số cơng trình như Tụy Tiên Đường (14 -Trần Phú), nhà 75 - Trần Phú, nhà 80 - Trần Phú, nhà thờ tộc Trương (69/1 Phan Châu Trinh), các đình: Đế Võng (Cẩm Châu), Xuân Mỹ (xã Cẩm Hà), Sơn Phong, miếu Tổ nghề Yến (Cù Lao Chàm)... Ngồi ra, cơng ty cịn tu bổ một số di tích tại thành phố Tam Kỳ, huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam.
Công ty Kim Châu kinh doanh đa ngành nghề, riêng trùng tu nhà gỗ chỉ ở địa bàn Hội An. Tiêu biểu là các cơng trình: Khổng Tử miếu, nhà thờ tộc Phạm, nhà thờ tộc Tăng, đình tiền hiền làng Kim Bồng, đình Cẩm Phơ, chợ Hội An. Đội ngũ thợ mộc của cơng ty tồn là người Kim Bồng, số lượng hiện
dao động từ 17-20 người. Điều đáng phấn khởi là 50% số thợ này có độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi. Khác với các doanh nghiệp bạn, Công ty Kim Châu không thuê thợ ngoại tỉnh mà hợp đồng thợ làng Kim Bồng chạm trổ các cấu kiện gỗ.
Nhìn chung, trong trùng tu tơn tạo các di tích nhà gỗ ở Hội An, thợ Kim Bồng đã tham gia tích cực, đảm bảo được các nguyên tắc như sử dụng đúng vật liệu truyền thống, giữ được kiểu dáng, phong cách kiến trúc của bộ khung nhà, các bộ vài, hệ mái, mặt tiền, tơn trọng tính đa dạng, hịa trộn các phong cách kiến trúc mà ngôi nhà vốn có [2, tr.171].
Sự hợp tác tốt giữa tổ chức JICA, chính quyền thành phố Hội An và các doanh nghiệp trùng tu, trong đó có sự đóng góp đáng kể của thợ Kim Bồng đã được Văn phịng UNESCO châu Á - Thái Bình Dương đánh giá cao và trao tặng giải thưởng “Dự án kiệt xuất về hợp tác bảo tồn khu phố cổ” vào năm