Bảo tồn và phát huy đội ngũ nghệ nhân làng nghề, đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 60 - 64)

VII. Loại công cụ khác

2.2.1.1.Bảo tồn và phát huy đội ngũ nghệ nhân làng nghề, đào tạo nguồn nhân lực

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

2.2.1.1.Bảo tồn và phát huy đội ngũ nghệ nhân làng nghề, đào tạo nguồn nhân lực

nguồn nhân lực

Sau năm 1975, chính quyền thị xã Hội An đã có những cố gắng nhất định trong việc phục hồi sản xuất, bảo tồn và phát huy đội ngũ nghệ nhân làng nghề Kim Bồng. Hợp tác xã mộc Kim Bồng, Hợp tác xã sơn mài Hội An được thành lập. Xí nghiệp gỗ Việt - Đức do một số thợ Kim Bồng có tay nghề cao phụ trách kỹ thuật cũng ra đời, đóng tại xã Cẩm Hà. Tuy nhiên, cung cách làm ăn tập thể, thiếu kích thích lợi ích cá nhân đã làm cho các hợp tác xã này tan rã. Đội ngũ nghệ nhân mai một dần. Từ sau năm 1986, làng Kim Bồng chỉ cịn một người có tay nghề lão luyện là ông Huỳnh Ry, chuyên làm các hàng gia dụng. Tại Triển lãm tiểu thủ công mỹ nghệ tồn quốc tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6.1987 ơng Ry đã đạt Huy chương đồng với tác phẩm Chùa Cầu (chạm nổi). Tay nghề điêu luyện của ông Huỳnh Ry gây được sự chú ý của UBND thị xã Hội An (cũ). Từ đây, ơng trở thành nhân tố để chính quyền thị xã thực hiện

chủ trương gây dựng lại đội ngũ thợ thủ công mỹ nghệ làng Kim Bồng.

Năm 1996, UBND thị xã phối hợp với Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) mở lớp đào tạo thợ thủ công mỹ nghệ đầu tiên tại làng Kim Bồng. Thời gian học 2 năm, tổng số học viên là 14 người, toàn bộ là người dân làng Kim Bồng. Theo kế hoạch, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng sẽ dạy 1.000 tiết lý thuyết gồm đồ họa, hình họa, giải phẫu học... Ơng Huỳnh Ry đảm nhiệm việc truyền đạt những tinh hoa của nghề mộc Kim Bồng theo lối vừa học vừa làm. UBND thị xã Hội An hỗ trợ kinh phí mở lớp như đài thọ lương giáo viên, nguyên liệu gỗ cho thực hành, trợ cấp 15kg gạo/1 học viên. Tổ chức UNESCO sau khi tham quan lớp học cũng tài trợ 1.000USD để cải tạo xưởng học tập tại nhà ông Huỳnh Ry.

Tháng 01 năm 1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng thôi giảng dạy, nhưng qua hơn 500 tiết, nhà trường cũng đã truyền đạt cho học viên những kiến thức mỹ thuật khá cơ bản. Ngày nay nhìn lại, chính quyền thành phố Hội An và thợ mộc làng Kim Bồng thừa nhận việc mở lớp dạy nghề này là “thang thuốc” rất kịp thời, giúp làng nghề Kim Bồng qua cơn “thập tử nhất sinh”. Học viên của lớp đã trở thành đội ngũ thợ chủ chốt của làng nghề hiện nay. Họ cho rằng việc tiếp thu các kiến thức mỹ thuật một cách bài bản, quy cũ đã giúp họ có một tay nghề vững vàn về đồ họa, bố cục...

Từ sau năm 2000 đến nay, Phòng Kinh tế thành phố Hội An kết hợp với cơ sở ông Huỳnh Ry mở thêm được 3 lớp. Hai lớp đầu mỗi lớp gần 30 học viên; lớp gần đây nhất được mở vào năm 2009, dự định 20 viên nhưng chỉ chiêu sinh được 10 người, trong đó có một thiếu niên khuyết tật.

Ngoài các lớp đào tạo phối hợp với chính quyền, cơ sở ơng Ry cũng tự đào tạo thợ với quy mô nhỏ từ 3 - 5 học viên. Nội dung đào tạo gồm các tri thức về mộc mỹ nghệ, làm tượng tròn; hàng gia dụng cao cấp như bàn ghế, giường tủ... Người học không chỉ con em địa phương mà còn ở một số huyện

lân cận như Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, con cháu họ Huỳnh đi lập nghiệp ở Tây Nguyên... Sau khi thành nghề, phần lớn trong số họ trở về quê cũ hoặc rời quê hương đi làm ăn xa. Trong phạm vi gia đình, ơng Ry đã dồn hết tâm huyết rèn cặp cho người con trai có năng khiếu của mình là Huỳnh Sướng. Sau hơn 20 theo nghề, anh Sướng đã trở thành hạt nhân chủ chốt của mộc mỹ nghệ Kim Bồng.

Ngoài ra, vài cơ sở tại Kim Bồng cũng đào tạo được thêm một ít thợ thủ cơng mỹ nghệ.

Sự phục hồi của làng nghề Kim Bồng hiện nay gắn liền với việc bảo tồn và phát huy đội ngũ nghệ nhân mà điển hình nhất là trường hợp ơng Huỳnh Ry. Chính quyền thành phố Hội An đã sớm nhận ra tài năng của ông Ry, kiên trì vận động ơng chịu đứng ra giảng dạy, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ông mở lớp. Việc kết hợp giữa đào tạo chính quy của trường chuyên nghiệp (lớp đầu tiên) với truyền thụ theo kinh nghiệm và kỹ năng điêu luyện của ông Ry đã đem lại kết quả cao.

Tay nghề và khả năng sáng tạo của ông Huỳnh Ry cũng được ni dưỡng và kích thích bằng các hoạt động triển lãm và tôn vinh của Nhà nước và các tổ chức quốc tế. Tháng 6.2002, ông đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Cơ quan hợp hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tặng giải Kỹ năng thủ cơng tinh xảo với bộ Tứ bình: Xn-Hạ-Thu-Đơng. Tại Triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu do Cục công nghiệp địa phương tổ chức vào tháng 10.2008, ông Ry được tặng thưởng giải nhì. Ngày 08.12.2008, Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã phong tặng ông danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam. Đặc biệt, ngày 14.6.2010 ông Huynh Ry đã được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu cao quý: Nghệ nhân ưu tú. Đây là sự tôn vinh xứng đáng cho tài năng và cơng lao đóng góp của ơng Huỳnh Ry đối với làng nghề Kim Bồng cũng như nghề thủ công truyền thống của đất nước nói chung. Đấy cũng là niềm tự hào của

làng nghề Kim Bồng và của xã Cẩm Kim.

Hiện nay, ông Huỳnh Ry được làm hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân.

Được sự rèn cặp của người cha là Huỳnh Ry, nghệ nhân Huỳnh Sướng đã kế thừa được những tinh hoa của mộc Kim Bồng. Hơn nữa do được đi tham quan học hỏi nhiều nơi cộng với sức bật của tuổi trẻ và niềm khao khát vươn lên, anh đã đạt được bước tiến khả quan trong nghề nghiệp. Sản phẩm của Huỳnh Sướng cho thấy anh đã vượt qua những lối mịn về mơ típ của làng nghề để tạo ra phong cách mới lạ, hiện đại mà vẫn giữ được cốt cách truyền thống. Huỳnh Sướng đã giành được nhiều giải thưởng cấp địa phương và quốc gia. Ở cấp địa phương, anh đã đạt giải nhì và giải ba hội thi Mẫu sản phẩm lưu niệm thành phố Hội An năm 2009 và 2011, giải ba hội thi Mẫu sản phẩm lưu niệm tỉnh Quảng Nam năm 2010. Ở cấp quốc gia, với tác phẩm Chân quê, chiếc mâm gỗ được chạm trổ rất tinh vi, anh đã đạt giải ba Hội thi sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ tồn quốc lần thứ 5, năm 2008. Năm 2010, tại Triển lãm thủ cơng mỹ nghệ tồn quốc nhân kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, anh cũng đã giành giải ba với tác phẩm Cội nguồn - chiếc độc bình tạc chùa Một Cột, Khuê Văn Các, gắn một nghìn con rồng. Đây là tác phẩm chạm lộng rất tinh tế, kỳ công. Huỳnh Sướng đang ở trong giai đoạn sáng tạo rất sung sức, trở thành trụ cột của làng nghề, đảm nhiệm việc đào tạo thợ trẻ và sáng tạo mẫu sản phẩm mới cho Kim Bồng. Với những đóng góp nêu trên, Huỳnh Sướng đã được làm hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tồn cầu hóa địi hỏi chủ nhân làng nghề cần nâng cao tri thức, kỹ năng nghề nghiệp cũng như kiến thức về quản lý kinh tế. Những năm qua, các ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam như Sở Cơng thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên minh Hợp tác xã Quảng Nam đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về sáng tạo mẫu mã sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, tổ chức nhiều đợt tham quan học tập ngoại tỉnh,

tổ chức các hội thảo, hội thi, có tác dụng tốt trong việc bồi dưỡng tri thức, kỹ năng cho thợ, nghệ nhân làng nghề. Nguồn nhân lực làng Kim Bồng cũng được ưu tiên tham gia các hoạt động này.

Sau 35 năm, kể từ khi lớp đào tạo thợ thủ cơng mỹ nghệ đầu tiên được mở, có thể nói làng nghề mộc Kim Bồng đã thốt khỏi nguy cơ mai một. Tay nghề của lớp thợ chạm khắc trẻ đã có thể làm n lịng những người lo xa nhất. Cũng đã xuất hiện nghệ nhân trẻ kế thừa và phát huy tốt tinh hoa của cha ông, đảm nhận được vai trò hạt nhân cho làng nghề giai đoạn sắp tới. Trên địa bàn Hội An, một số cơ sở mộc mỹ nghệ vốn có nguồn gốc từ Kim Bồng cũng đang hoạt động rất tốt, đào tạo được nhiều thợ trẻ. Trong đó nổi bật là cơ sở của ông Đinh Lời, đã từng xuất sản phẩm sang Lào, Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc...

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 60 - 64)