Giá trị thẩm mỹ của sản phẩm làng nghề

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 37 - 41)

VII. Loại công cụ khác

1.2.2.5.Giá trị thẩm mỹ của sản phẩm làng nghề

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

1.2.2.5.Giá trị thẩm mỹ của sản phẩm làng nghề

Giá trị thẩm mỹ in đậm lên các sản phẩm sẽ phản ánh một cách sinh động nhất năng lực sáng tạo của chủ nhân trong quá trình lao động. Vì thế, khơng phải ngẫu nhiên mà cụm từ “nét hoa Kim Bồng” thường được dùng khi nói về vẻ đẹp của những sản phẩm điêu khắc, cơng trình kiến trúc do thợ Kim Bồng tạo nên trong suốt chiều dài lịch sử của làng nghề. Về kỹ thuật, thợ Kim Bồng vẫn dùng các thủ pháp chạm trổ phổ biến của nghề mộc truyền thống Việt Nam, gồm chạm bấm, chạm thủng (người Kim Bồng gọi là chạm lủng), chạm khơi, chạm lộng.

- Chạm bấm: Chạm chìm xuống mặt phẳng gỗ để tạo đường nét, hình dạng của vật cần chạm khắc. Đây là kỹ thuật chạm đơn giản nhất.

- Chạm lủng: khoét thủng mặt gỗ kết hợp với chạm bấm các đường nét để thể hiện hoa văn, hình dạng các vật điêu khắc trên mặt phẳng.

- Chạm khơi: người thợ vạt bớt mặt gỗ (thợ Kim Bồng gọi là lấy đường đất, đường nền) rồi chạm khắc để làm nổi rõ hình khối các vật cần thể hiện trên mặt phẳng gỗ. Chạm khơi chú trọng thể hiện các chi tiết, đường nét tinh tế làm nên sự cầu kỳ, vi diệu của tác phẩm.

- Chạm lộng: Tác phẩm thể hiện không gian ba chiều với nhiều tầng, lớp các thành phần được chạm trổ, tạo nên chiều sâu của sản phẩm.

Thợ mộc lành nghề ở Kim Bồng đều có khả năng vận dụng thành thạo ba kỹ thuật chạm trổ này và thường kết hợp chúng với nhau một cách sống động, tài tình, tạo ra phong cách riêng của làng nghề. Bàn tay tài hoa của họ đã tạo nên những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ rất cao, nhất là các nghệ nhân mà tay nghề đã đạt đến độ thần diệu.

Giá trị thẩm mỹ của làng nghề Kim Bồng chứa đựng trong các sản phẩm hàng mộc gia dụng, trong hàng thủ công mỹ nghệ và kết tinh cao độ trong các cơng trình kiến trúc nhà cổ còn tồn tại ở Hội An và một số địa phương trong và ngoài tỉnh Quảng Nam.

Trước hết, có thể khẳng định rằng giá trị thẩm mỹ đặc sắc nhất của làng nghề Kim Bồng kết tinh trong các ngôi nhà gỗ mà tiêu biểu nhất là quần thể kiến trúc Đô thị cổ Hội An. Qua bao thăng trầm của lịch sử, Đô thị cổ Hội An hiện tồn khoảng 1.100 cơng trình kiến trúc gỗ. Nhiều nhà gỗ ở đây là những kiệt tác nghệ thuật của thợ Kim Bồng bởi tồn bộ khơng gian nội thất đều trở thành môi trường sáng tạo nghệ thuật cho người thợ: “trên các bộ vài, trên các bức vách, trên các tai cột… đều để lại những tác phẩm điêu khắc gỗ hết sức phong phú, sinh động làm cho ngơi nhà có thể được xem là những lâu đài nghệ thuật” [2, tr.109].

Về trang trí trên các kết cấu: thợ Kim Bồng thường sử dụng các thủ pháp chạm trổ rất công phu trên các kiểu vài chồng, vài trính chồng trụ đội, vài vỏ cua.

Vài chồng: bộ vài nhị đoạn hoặc tam đoạn, được liên kết với nhau theo

nguyên tắc đầu đoạn dưới gác lên trên đuôi đoạn trên. Kiểu vài chồng này làm cho không gian ngôi nhà trở nên linh động, có thể mở ra hoặc thu hẹp lại. Tuy nhiên, mục đích chính của kiểu thức vài chồng là nhằm tăng tính thẩm mỹ cho ngơi nhà, do mỗi thanh kèo được tạo dáng cong vừa phải, thuôn dần về bên trên và được chạm trổ trang trí cả ba mặt, nhất là mặt dưới. Trong đó, vì kèo dưới cùng thường được chăm chút hơn cả vì nó nằm ở vị trí rất thích hợp cho người chiêm ngưỡng.

Vài trính chồng - trụ đội: thường có 3 trính, 5 trụ đội. Các thanh trính nằm

ngang, có độ dài ngắn khác nhau, đặt song song, cách đều nhau theo trật tự ngắn dần về phía nóc. Trụ đội là những súc gỗ đứng, bằng nhau, liên kết vào trính bằng mộng. Tuy khả năng chịu lực thấp nhưng trính chồng - trụ đội được tạo ra nhằm tăng chiều cao ngơi nhà và tính thẩm mỹ cho các cấu kiện gỗ. Tồn bộ cấu kiện trính chồng trụ đội đều được trang trí. Chân các trụ đội thường được tạo hình trái bí đỏ nhiều múi, thân trụ được trang trí các hoa văn. Các thanh trính nằm ngang được chạm khắc các đồ án trang trí như bát bửu, hoa lá, mây xoắn; hai đầu trính thường được chạm đầu con giao (giao long)... [2, tr.80-81].

Vài vỏ cua: đây là loại vài đạt giá trị thẩm mỹ cao nhất trong các cấu

kiện của nhà gỗ. Vài vỏ cua được làm từ gỗ nguyên khối, đặt ở hiên các nếp nhà chính mang tính trang trí hơn là chịu lực. Các vài giữa thường được chạm lộng, vài sát tường được chạm thủng. Đặc biệt, kỹ thuật chạm lộng đã đạt đến độ tuyệt kỹ khiến khối gỗ nặng nề thành những tác phẩm mềm mại, thanh thốt đến mức khó có thể nghĩ nó được làm bằng gỗ. Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Hùng: “vỏ cua ở Hội An khơng chỉ đẹp hơn vỏ cua Huế. Cịn có thể coi vỏ cua Hội An là một bộ phận kiến trúc được trang trí đẹp nhất trong số các kiến trúc gỗ còn lại tại Hội An” [23, tr.103]. Đề tài trang trí trên các vài vỏ cua cũng rất phong phú như song kiếm, song ngư, dải lụa, ngũ phúc viên thọ (năm con dơi ngậm chữ thọ), hoa lá, hoa văn hình kỷ hà…

Các bức tường gỗ trong ô giếng trời - không gian tiếp giáp giữa nhà trước - nhà cầu - nhà sau cũng là nơi giành cho trang trí nghệ thuật. Người nghệ sĩ dân gian làng Kim Bồng đã biến các bức vách gỗ thành những bức tranh với đủ loại đề tài, đồ án trang trí như ngư - tiều - canh - độc (người câu cá, kẻ hái củi, nông dân, nho sĩ), tứ bình, tứ quý, cuốn thư… Dơi cũng là đồ án trang trí phổ biến. Hình tượng dơi được thể hiện trong nhiều tư thế như dơi hàm thọ (dơi ngậm chữ thọ), dơi hàm ngọc; xuất hiện từ 2 đến 5 con trong một đồ án. Trong quan niệm dân gian, dơi tượng trưng cho Phúc, nghĩa là sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp, may mắn cho chủ nhà; mơ típ con

dơi dang rộng đôi cánh được sử dụng với tần suất cao trong trang trí nhà gỗ, tạo tính thẩm mỹ cao.

Các cột hiên lân cận với khu giếng trời thường gắn các bẩy hiên hình cá chép rất đẹp. Đây là một sáng tạo rất độc đáo của thợ Kim Bồng vì nó vừa là kết cấu chịu lực - để đỡ đòn tay mái hiên vừa là tác phẩm điêu khắc. Hình cá chép được khắc ở dạng tượng trịn, ngực tì vào cột hiên, đầu hướng ra ngồi, đi quẫy lên để đỡ đòn tay, đường nét chạm trổ rất sống động và tinh tế. Bẩy hiên cịn mang một vài hình dạng khác, như cách điệu hình đầu rồng, đơi khi chỉ thể hiện phần đi của con cá chép.

Như đã phân tích, do điều kiện lịch sử nên kiến trúc Hội An có sự giao thoa với kiến trúc Nhật Bản, Trung Hoa, trong đó kiến trúc Trung Hoa đậm nét nhất. Điều này thể hiện rõ trong các mơ típ trang trí của nhà gỗ Hội An. Phổ biến là các đồ án trang trí: bát bửu, tứ linh, tứ thời, tam đa, ngũ phúc lâm

môn, lưỡng long triều nguyệt, lưỡng lân hý cầu… Nhưng cũng có những đồ

án trang trí thuần Việt đạt độ thẩm mỹ cao như nho - sóc, quả lựu, quả na, quả bí đỏ, chim mng, hoa lá, mây nước… Các mơ típ trang trí này thường hàm chứa những mong muốn, khát vọng về sự an khang, thịnh vượng, sự sinh sôi nảy nở, sự trường tồn. Gửi gắm trong ấy cịn có lời nhắc nhở mỗi người phấn đấu vươn lên để đạt đến thành cơng như hình tượng cá chép vượt vũ mơn; cây trúc, cây tùng nhắc nhở sự thanh cao, giữ gìn tiết tháo của người quân tử trước hoàn cảnh bất như ý. Điều này cho thấy các tác phẩm trang trí của nhà gỗ Hội An khơng chỉ có giá trị điêu khắc thuần túy mà chứa đựng những ẩn ngữ có chủ đích giáo dục rõ rệt.

Hàng thủ công mỹ nghệ, bao hàm cả hàng mộc dân dụng cao cấp của làng mộc Kim Bồng đạt đến một trình độ rất tinh xảo và tính mỹ thuật cao. Sản phẩm mỹ nghệ bao gồm các loại tượng tròn, phù điêu, tranh gỗ… Tượng gỗ thường là tượng Phật các cỡ, bộ tam đa Phúc - Lộc -Thọ, thần tài, tượng hộ pháp. Đôi khi họ cũng được đặt hàng để tạc tượng các nhân vật lịch sử như

Quan Công, Mai Hắc Đế… Tượng rồng, chim, cá, các loài thú, các loại cây trái... được thể hiện rất sinh động và phong phú. Tranh gỗ, phù điêu được chạm trổ rất tinh tế, đôi khi được cẩn xà cừ để tăng sự sang trọng. Đồ gỗ gia dụng của thợ Kim Bồng mà chủ yếu là bàn ghế sa lông, các loại tủ, giường nằm được chạm trỗ rất cầu kỳ. Trong đó tủ thờ Kim Bồng rất đẹp, được nhiều nơi ưa chuộng. “Người thợ mộc Kim Bồng có đặc tài làm tủ thờ. Mẫu tủ thờ Kim Bồng khác tủ thờ ngoài Huế, ngoài Bắc Ninh. Đại đa số tủ thờ Kim Bồng làm theo dáng ba buồng, ba cánh. Mỗi cánh lại soi huỳnh từng khoang và đục chạm kỹ càng, có khi cịn cẩn ốc, cẩn trai cho tăng phần lộng lẫy. Tủ thờ gỗ cẩm (cẩm lai), đục và cẩn ốc đẹp có giá tới ba, bốn cây vàng” [35, tr.231]. Nói chung hàng thủ cơng mỹ nghệ, hàng mộc cao cấp của Kim Bồng được cẩn chạm cơng phu, khó sản xuất đại trà, giá cao nên kén khách.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 37 - 41)