Bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của làng nghề

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 117 - 123)

VII. Loại công cụ khác

3.3.3.6.Bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của làng nghề

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

3.3.3.6.Bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của làng nghề

tốt đẹp của làng nghề

- Giữ gìn, củng cố tinh thần đồn kết trong cộng đồng làng nghề. Đoàn kết tương trợ lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Làng nghề do tính chất liên quan, liên kết của nghề nghiệp nên ln có sự hỗ trợ lẫn nhau. Để đảm bảo sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, làng nghề Kim Bồng cần tăng cường tinh thần đoàn kết trong việc tổ chức sản xuất, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Mọi ngành nghề trong xã hội luôn gắn với các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Qua hàng trăm năm tồn tại, các thế hệ thợ mộc Kim Bồng đã tạo dựng nên tên tuổi của làng nghề, bởi họ đã giữ được cái tâm trong nghề. Kinh tế thị trường kích thích lợi nhuận nên dễ dẫn đến việc đề cao đồng tiền mà xem nhẹ các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, cần coi trọng giáo dục đạo đức cho thế hệ thợ trẻ. Sử dụng dư luận cộng đồng để điều chỉnh các hành vi lệch lạc, đồng thời đề cao lòng tự hào về danh tiếng của làng nghề Kim Bồng để các thế hệ thợ tự giác giữ gìn, vun đắp cho truyền thống quê hương.

- Giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp, nhất là tập tục thờ cúng tổ nghề. Thờ cúng tổ nghề thể hiện lòng biết ơn của lớp hậu sinh đối với các bậc tiền nhân đã khai sinh và trao truyền nghề nghiệp đồng thời thắt chặt mối liên kết cộng đồng. Mặc khác qua các nghi lễ cúng tế, các điều kiêng cử cịn có tác dụng răn đe những việc làm sai trái, nhờ đó góp phần củng cố đạo

đức nghề nghiệp. Giữ gìn tập tục thờ cúng tổ nghề cũng tạo thêm nét hấp dẫn đối với du lịch làng nghề.

3.3.4. Kiến nghị

- Nhà nước cần ban hành văn bản luật về nghề truyền thống, trong đó quy định các nội dung về bảo tồn, phát triển nghề, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc hoạch định các chiến lược, ban hành chính sách liên quan đến làng nghề.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho làng nghề phát triển. Ví dụ khơng nên áp thuế xuất khẩu đối với hàng mộc thủ cơng mỹ nghệ như hàng hóa thơng thường khác mà cần có sự ưu đãi hơn.

- Chính quyền thành phố Hội An và tỉnh Quảng Nam cần ưu tiên cho làng nghề Kim Bồng được nhận tu bổ các cơng trình kiến trúc gỗ ở địa phương do Nhà nước cung cấp kinh phí.

Tiểu kết chương 3

Bảo tồn và phát triển làng nghề là một đòi hỏi tất yếu trong q trình CNH - HĐH nơng nghiệp, nơng thơn để nâng cao đời sống nông dân và xây dựng nông thôn văn minh, tiến bộ. Trong những năm qua, mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống ở Hội An, trong đó có làng Kim Bồng đã đạt được những thành tựu khả quan, tuy nhiên vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế cần được tháo gỡ. Để làng nghề Kim Bồng đạt được bước phát triển mới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý nhà nước, giải pháp kinh tế và văn hóa - xã hội; phát huy hơn nữa vai trò của các chủ thể, trong đó chủ đạo là sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền các cấp và nhất là nâng cao sự năng động, sáng tạo, quyết tâm vượt khó vươn lên, mở mang cơng việc làm ăn của người dân làng nghề. Làm được như vậy, Kim Bồng sẽ giữ vững được tên tuổi và vai trò của một làng nghề đã từng in đậm dấu ấn trong lịch sử, văn hóa xứ Quảng.

KẾT LUẬN

Làng nghề có một vai trị đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa dân tộc. Làng nghề là nơi bảo lưu các tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo và bảo tồn đội ngũ nghệ nhân, các tri thức kỹ thuật, mỹ thuật truyền thống giúp trao truyền các giá trị văn hóa cho các thế hệ khơng bị gián đoạn. Làng nghề góp phần tạo lập gia tài văn hóa vật thể, phi vật thể, làm nên bản sắc văn hóa dân tộc; quảng bá các trị ấy ra với bạn bè quốc tế. Sự vận động và phát triển của làng nghề khiến các giá trị mới, tiến bộ được bổ sung, tiếp biến, bồi bổ bản lĩnh văn hóa của quốc gia thêm vững chắc.

Cùng với quá trình Nam tiến của cư dân Đại Việt, Kim Bồng là một làng nghề ra đời thuộc loại sớm nhất ở Quảng Nam, đến nay đã có trên 300 năm tuổi. Nghề mộc Kim Bồng đã làm nên những giá trị văn hóa đặc sắc ở xứ Quảng, đó là những chiếc ghe bầu xứ Quảng nổi tiếng, một thời ngang dọc trên sông biển dọc duyên hải miền Trung vào tới Nam Bộ; những ngôi nhà gỗ ở khắp các làng quê trong và ngoài tỉnh, đặc biệt nhất là quần thể kiến trúc gỗ ở Đô thị cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới. Chẳng những thế, làng nghề Kim Bồng còn để lại dấu ấn ở nhiều vùng quê trong cả nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Sự tác động ấy vẫn tiếp tục diễn ra cho đến hôm nay.

Do những biến động lịch sử, làng nghề Kim Bồng có lúc đã rơi vào nguy cơ mai một. Tuy nhiên từ sau năm 1986, với những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của người địa phương, làng nghề truyền thống Kim Bồng đã phục hồi. Mộc Kim Bồng đã vượt qua cơn suy thoái, bảo tồn và phát huy được đội ngũ nghệ nhân, đào tạo được đội ngũ thợ trẻ, tạo ra được sản phẩm đặc trưng và ngày càng đa dạng, mang phong cách hiện đại. Nhờ đó làng nghề xác lập lại thương hiệu và mở rộng được thị trường, tạo nền tảng phát triển vững chắc trong giai đoạn sắp tới.

Quá trình phục hồi và phát huy các giá trị làng nghề Kim Bồng liên quan chặt chẽ đến đường lối, chính sách CNH - HĐH nơng nghiệp, nơng

thơn, phát triển làng nghề truyền thống của Đảng, Nhà nước. Vận dụng đường lối đó, cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An đã cụ thể hóa thành những cơ chế ưu đãi về đất đai, vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương hiệu... giúp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển. Nhờ vậy, các làng nghề ở Hội An nói chung, Kim Bồng nói riêng đã khai thác tốt các giá trị văn hóa đặc trưng của mình, xác lập được thương hiệu trong sản xuất kinh doanh.

Thành tựu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề Kim Bồng đã tạo nên những tác động kinh tế - xã hội tích cực. Trước hết, làng nghề Kim Bồng đã đóng vai trị chủ trong việc trùng tu tơn tạo các kiến trúc gỗ trên địa bàn thành phố Hội An. Thành tựu này là cơ sở quan trọng để tổ chức UNESCO công nhận và bảo lưu danh hiệu Di sản văn hóa thế giới cho Đơ thị cổ Hội An. Bên cạnh đó, thợ làng nghề Kim Bồng cịn trùng tu, xây dựng mới nhiều cơng trình đình chùa, miếu mạo, nhà thờ tộc ở Quảng Nam, Đà Nẵng, qua đó thúc đẩy việc củng cố các thiết chế xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân

tộc mà Đảng đã đề ra. Sản xuất kinh doanh của làng nghề Kim Bồng phát

triển chẳng những nâng cao đời sống người dân địa phương mà cịn góp phần thúc đẩy ngành kinh tế du lịch - dịch vụ - thương mại ở Hội An tăng trưởng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề Kim Bồng cũng đã nảy sinh nhiều tồn tại, yếu kém cần được quan tâm khắc phục. Trước hết là các chính sách của Nhà nước chưa tác động đủ mạnh để giúp các làng nghề nói chung, Kim Bồng nói riêng vượt qua khó khăn đang gặp phải. Bản thân làng nghề đang đối mặt với các vấn đề nội tại như trình độ học vấn và tay nghề của đội ngũ thợ vẫn còn hạn chế, chưa thốt khỏi chủ nghĩa kinh nghiệm và các thói quen sản xuất kinh doanh xưa cũ; chậm cải tiến đổi mới mẫu mã sản phẩm; nguy cơ thiếu hụt đội ngũ

kế cận trong tương lai; phần lớn các cơ sở sản xuất vẫn ở quy mô nhỏ lẻ nên khơng có điều kiện đầu tư đổi mới cơng nghệ, đẩy mạnh quảng bá thương hiêu, xúc tiến thương mại để mở rộng sản xuất. Một số ngành nghề như đóng sửa tàu thuyền, mộc xây dựng ít có khả năng mở rộng thị trường; du lịch làng nghề chưa được khai thác tốt để hỗ trợ và mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặt trái của kinh tế thị trường đang tạo ra nguy cơ chạy theo lợi nhuận, gây những ảnh hưởng nhất định đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của làng nghề. Những tồn tại, hạn chế này cần sớm được khắc phục.

Bảo tồn và phát triển làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH, tạo ra một khối lượng hàng hóa đa dạng, phong phú phục vụ cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, nâng cao đời sống người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho ngân sách. Bảo tồn phát triển các nghề thủ công giúp tăng thêm sức mạnh nội sinh của nền văn hóa dân tộc, củng cố tình yêu quê hương và quyết tâm giữ gìn, phát huy di sản văn hố mà cha ông để lại. Giá trị văn hóa làng nghề Kim Bồng được bảo tồn và phát huy có ý nghĩa quan trọng đối với xứ Quảng, đồng thời góp phần làm phong phú gia tài văn hóa của dân tộc. Để thực hiện mục tiêu này, cần nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý nhà nước, giải pháp kinh tế, văn hóa - xã hội, đồng thời phát huy tinh thần chủ động sáng tạo người dân làng nghề. Tác động tổng hợp của những giải pháp ấy chắc chắn sẽ đưa làng nghề tiếp tục giành được những thành tựu mới, để “nét hoa Kim Bồng” vẫn tỏa rạng trong vườn hoa văn hóa mn hương ngàn sắc của đất nước Việt Nam mến yêu.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 117 - 123)