Nghiên cứu cải tiến, đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 112 - 113)

VII. Loại công cụ khác

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

3.3.3.2. Nghiên cứu cải tiến, đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm

thích ứng với nhu cầu của xã hội hiện đại [11, tr.22-23].

- Cần tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn cho các chủ hộ, chủ doanh nghiệp kiến thức về quản lý kinh tế, nghiệp vụ kế tốn tài chính; các bộ luật liên quan như luật Lao động, luật Doanh nghiệp, luật Hợp tác xã, luật Bảo vệ và phát triển rừng... Đặc biệt, một lượng khá lớn khách hàng của làng nghề Kim Bồng là người nước ngoài nên cần bồi dưỡng cho hộ sản xuất ở đây những hiểu biết về hội nhập quốc tế, kiến thức pháp luật về ngoại thương...

3.3.3.2. Nghiên cứu cải tiến, đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượngsản phẩm sản phẩm

- Chất lượng và giá thành sản phẩm là yếu tố quyết định sự tồn tại của làng nghề. Vì vậy, định hướng chung là phải tạo ra được những sản phẩm đặc trưng, mang tính độc đáo của làng nghề, tránh sự trùng lắp các mẫu sản phẩm của các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc. Kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ, thiết bị tiên tiến để tạo ra sản phẩm có độ tinh xảo cao, mang phong cách hiện đại. Khắc phục tình trạng quá lưu tâm đến hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dân dụng cao cấp mà ít chú ý đến hàng lưu niệm bình dân, hợp với túi tiền của số đông khách hàng.

- Trong bối cảnh phần lớn các cơ sở sản xuất tại làng nghề còn nhỏ lẻ, đội ngũ thợ phải đối phó với kế sinh nhai, khó có điều kiện đầu tư nghiên cứu để cải tiến, đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc tiến hành liên kết giữa các trường đại học, cơ quan nghiên cứu với các cơ sở sản xuất của làng nghề là hướng đi khả quan nhất.

- Phát huy vai trò của nghệ nhân trong việc cải tiến, sáng tạo mẫu mã sản phẩm. Ở Kim Bồng hiện nay, người có năng lực nhất trong lĩnh vực này là nghệ nhân Huỳnh Sướng. Cần có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời để phát huy năng lực sáng tạo của anh, đồng thời khuyến khích việc chuyển giao các mẫu mã mới cho thợ trong làng với cơ chế phân chia lợi ích hợp lý.

- Chính quyền thành phố Hội An và các ngành chức năng ở tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục duy trì các cuộc thi sáng tạo mẫu mã sản phẩm cho làng nghề. Mở rộng tuyên truyền, quảng bá về cuộc thi để thu hút nghệ nhân làng nghề, giới mỹ thuật, nhất là mỹ thuật công nghiệp trong cả nước tham gia nhằm nâng cao chất lượng và số lượng các tác phẩm dự thi, qua đó tìm ra những mẫu mã khả dụng nhất.

- Việc nghiên cứu cải tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm phải được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường, nhu cầu của khách hàng, trong đó có chú ý phân loại tâm lý, sở thích của khách hàng ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Chẳng hạn qua nghiên cứu cho thấy khách Hàn Quốc, Đài Loan ưa những sản phẩm hoa văn tinh tế, cầu kỳ; khách châu Âu lại thích những sản phẩm gọn nhẹ, đơn giản, họa tiết gọn ghẽ, sang trọng. Đặc biệt, họ rất quan tâm độ an tồn của sản phẩm, chất liệu khơng độc hại, khơng ngâm tẩm hóa chất, thân thiện với mơi trường, chịu đựng được tác động của khí hậu xứ lạnh. Đây là điều cần lưu tâm hướng dẫn thợ làng nghề để họ thay đổi dần thói quen sản xuất cái gì mình thích, mình có khả năng sang sản xuất cái mà thị trường cần.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w