Tạo điều kiện phát huy tốt các hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 103 - 105)

VII. Loại công cụ khác

3.3.1.4.Tạo điều kiện phát huy tốt các hình thức tổ chức sản xuất

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

3.3.1.4.Tạo điều kiện phát huy tốt các hình thức tổ chức sản xuất

- Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của hộ gia đình

Trình độ phát triển của làng nghề Kim Bồng cho thấy hộ gia đình vẫn

là tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức sản xuất theo quy mơ hộ gia đình giúp tận dụng được tay nghề, thời gian của mỗi thành viên, phù hợp với trình độ quản lý kinh tế của chủ hộ. Ở đấy, người chủ gia đình vừa là thợ cả, vừa đứng ra thực hiện các giao dịch, hợp đồng kinh tế; quản lý tiền nong vừa phân công cắt đặt công việc sản xuất. Xác định tính chất lâu dài của hộ sản xuất cá thể ở làng nghề nhằm giúp các cơ quan quản lý đưa ra các chủ trương, chính sách thích hợp về vay vốn; đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề, kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế cũng như các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại.

Mặc dù vẫn cịn thích hợp nhưng thực tế ở làng nghề Kim Bồng cho thấy quy mô hộ cá thể khiến sản xuất làng nghề nhỏ lẻ, không đủ năng lực tài chính để đổi mới cơng nghệ, trang thiết bị, mở rộng thị trường nên chính quyền các cấp, nhất là các cơ quan chun mơn như Phịng Kinh tế, Phịng Thương mại Du lịch, Phịng Tài chính, các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa cần sâu sát, nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực tham mưu để đề xuất những chính sách hợp lý giúp làng nghề tháo gỡ khó

khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh. - Thúc đẩy hình thành các tổ hợp tác

Hiện vẫn tồn tại các hình thức hợp tác, liên kết trong làng nghề nhưng còn ở dạng sơ khai, chủ yếu trong lĩnh vực chế biến gỗ nguyên liệu, chuyển giao các phần việc mang tính chun mơn hóa. Một số thợ trẻ đang hình thành các nhóm sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung quy mơ hợp tác sản xuất còn nhỏ lẻ.

Các cấp chính quyền cần định hướng, thúc đẩy hình thành các tổ hợp tác ở làng nghề trên tinh thần tự nguyện, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích. Như vậy sẽ giúp huy động vốn, trao đổi kinh nghiệm, phát huy sở trường của các thành viên, của từng lĩnh vực nghề nghiệp; giúp đỡ nhau tìm kiếm, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm, xóa bỏ dần tình trạng “đèn nhà ai nhà nấy sáng” hiện đang phổ biến ở làng nghề Kim Bồng.

- Củng cố tổ chức hợp tác xã

Trước hết Đảng ủy, UBND xã Cẩm Kim cần tăng cường lãnh đạo, quản lý đối với kinh tế hợp tác xã, cụ thể là chỉ đạo củng cố lại hoạt động của HTX Dịch vụ Du lịch làng nghề truyền thống Kim Bồng theo hướng sau:

- Củng cố lại Ban chủ nhiệm Hợp tác xã, tìm kiếm và động viên những người có năng lực quản lý kinh tế, nhất là người am hiểu, biết kinh doanh du lịch, dịch vụ tham gia lãnh đạo Hợp tác xã. Tăng cường đào tạo năng lực quản lý kinh tế cho cán bộ chủ chốt của HTX, bổ sung cán bộ có trình độ ngoại ngữ - trước hết là tiếng Anh để nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch và dịch vụ. Thực hiện tốt nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế hợp tác xã, cụ thể là có chế độ lương bổng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thỏa đáng cho cán bộ Ban chủ nhiệm để động viên họ yên tâm công tác, cống hiến cho tập thể. - Duy trì Hội nghị xã viên hằng năm, tổ chức đại hội xã viên đúng định kỳ để cơng khai tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX. Đây là biện pháp chính yếu để củng cố khối đoàn kết thống nhất trong nội bộ xã viên;

phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể để đề ra phươngng án kinh doanh thích hợp. - Củng cố lại phương án kinh doanh du lịch của HTX bao gồm: nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch tại các điểm tham quan, các cơ sở dệt chiếu, tráng bánh theo hướng phân chia lợi nhuận hợp lý. Củng cố lại hoạt động của khu trung

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 103 - 105)