Chính sách phát triển kinh tế xã hội của Trung ương

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 48 - 50)

VII. Loại công cụ khác

2.1.1.1Chính sách phát triển kinh tế xã hội của Trung ương

28 Rương, hòm Dùng để đựng đồ nghề

2.1.1.1Chính sách phát triển kinh tế xã hội của Trung ương

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn nhằm nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn văn minh hiện đại là chủ trương lớn của Đảng ta. Tùy theo giai đoạn phát triển của đất nước, mục tiêu ấy được xác định một cách phù hợp thông qua hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định: “Phát

triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu...” [13, tr.45]. Đại hội IX của Đảng tiếp tục xác định: “Phát triển mạnh cơng nghiệp và dịch vụ nơng thơn, hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường xuất khẩu...” [14, tr.172]. Cụ thể hóa đường lối của Đại hội IX, ngày 18/3/2002, tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 15 về đẩy nhanh CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010. Nghị quyết đề ra chủ trương tập trung phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng; xây dựng đời sống văn hóa-xã hội và phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn... Xây dựng làng nghề, sản xuất đồ gia dụng và thủ công mỹ nghệ bằng gỗ cũng được đề cập trong

nghị quyết này.

Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Hội nghị lần thứ 7 cũng ra một nghị quyết về nơng nghiệp, nơng thơn, trong đó đề cập “đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, triển khai chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề...” [15, tr.132].

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề cập đến phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường: “Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường...” [15, tr.197].

Để cụ thể hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy trong đó có các chính sách liên quan trực tiếp đến làng nghề như Quyết định số 132/2000/ QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. Quyết định này đề cập đến vấn đề cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang phát triển nghành nghề nông thôn, quy hoạch vùng nguyên liệu, vốn; ưu tiên đào tạo, sử dụng lao động, nghiên cứu, ứng dụng cơng nghệ, cải tiến mẫu mã, chính sách về thị trường...

Thực hiện Nghị quyết 15 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Chính phủ đã đưa ra Chương trình hành động về đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 68/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó có mục tiêu phát triển ngành nghề nơng thơn; phát triển ngành nghề sử dụng nguyên liệu tại chỗ hoặc cần nhiều lao động, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, chuyển giao công nghệ, đào nghề cho lao động nông thôn... Ngày 09 tháng 6 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 134 về “Khuyến khích phát triển cơng nghiệp nơng thơn”, tiếp đến Bộ Công nghiệp ra Thông tư số 03 ngày 23 tháng 6 năm 2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định nêu trên.

về “Phát triển ngành nghề nông thôn”, bao gồm những nội dung chính yếu sau: - Nhà nước xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dài hạn của cả nước và từng vùng kinh tế gắn liền với thực hiện CNH-HĐH nông thôn.

- Chương trình phát triển làng nghề gắn với du lịch.

- Xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tập trung. - Hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực làng nghề.

- Khuyến khích ứng dụng khoa học cơng nghệ.

- Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

- Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, bảo vệ mơi trường.

Nghị định này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện bằng Thông tư số 116 ngày 18 tháng 12 năm 2006.

Nhìn ở lĩnh vực phát triển tiểu thủ cơng nghiệp, làng nghề, có thể thấy các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ngày càng cụ thể hóa, theo sát tình hình, ban hành được các cơ chế chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy làng nghề, làng nghề truyền thống phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề kim bồng, tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 48 - 50)