Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 95 - 97)

các nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hoá, văn nghệ dân gian đã xuất bản một

3.2.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

nghiệp vụ, tăng cường các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Chất lượng, hiệu quả chun mơn nghiệp vụ có ý nghĩa quyết định tới kết quả bảo tồn, phát huy giá trị DSVH.

Đối với DSVH vật thể, thường xuyên kiểm kê, thống kê loại hình DSVH này; xúc tiến nhanh việc đăng ký bảo vệ, tiến tới xếp hạng, trùng tu, tôn các di tích: Nhà thờ Nước mặn, Di tích Thành Thị Nại, Mộ Lê Đại Cang, Núi Kỳ Sơn, Núi Trường Úc, Thị tứ Nước mặn, Tu viện Nguyên Thiều, Từ đường Lê Công Miễn.Việc xếp hạng, trùng tu, tôn tạo cần đảm bảo tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích; xúc tiến nhanh việc tôn tạo, đưa vào khai thác, phát huy các di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện.

Hiện nay đa số các di tích đã xếp hạng đều có thể khai thác, phát huy giá trị nhưng việc phát huy chưa hiệu quả, nguyên nhân là huyện chưa có biện pháp phát huy cụ thể cho từng di tích. Do vậy, cần nghiên cứu, giới thiệu ý nghĩa văn hóa ra cộng đồng, đồng thời nghiên cứu, có giải pháp phát huy đối với từng di tích. Đây là cơng việc khó vì địi hỏi chun mơn cao, do vậy cần tham khảo rộng rãi ý kiến của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học để thực hiện hiệu quả trong thực tế.

So với DSVH vật thể, DSVH phi vật thể chưa được quan tâm bảo tồn và phát huy đúng với giá trị vốn có của nó. Việc cần làm ngay là quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị loại hình DSVH này, tiến hành kiểm kê, tư liệu hóa để tránh nguy cơ mai một, thất truyền; đồng thời có biện pháp phát huy hiệu quả đối với từng loại hình DSVH phi vật thể.

Đối với Tuồng, một DSVH hết sức quý báu, hiện nay chưa có định hướng bảo tồn, phát huy. Những vấn đề cần làm ngay là điều tra, thống kê đội ngũ nghệ sĩ đang hoạt động ở 3 đồn tuồng khơng chun, có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng hoạt động nghề của họ; cần hỗ trợ kinh phí cho các đồn tuồng trang bị, nâng cấp trang thiết bị, đạo cụ, phục trang… phục vụ diễn xuất. Tăng cường quảng bá về Tuồng, về các vở diễn trên các phương tiện thông tin đại chúng; phục dựng các vở diễn cổ điển với chất lượng cao để biểu diễn phục vụ công chúng. Mở các lớp năng khiếu Tuồng cho học sinh ở các trường để đào tạo lớp nghệ nhân kế cận; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đồn tuồng hiện có có cơ hội biểu diễn, trong các lễ hội, trong các sự kiện văn hóa, khuyến khích biểu diễn tuồng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã...Cần quan tâm khuyến khích sáng tác các vở tuồng mới và hay trong hoạt động bảo tồn và phát huy loại hình di sản này.

Đối với Bài Chòi, cùng với việc phục dựng, biểu diễn, quảng bá theo Đề án đã được UBND huyện phê duyệt, cần điều tra, thống kê nghệ nhân hát Bài chòi và bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ biểu diễn cho họ, đồng thời mở lớp năng khiếu đào tạo lớp trẻ, tạo nguồn nghệ nhân thay thế. Cần điều tra, kiểm kê các làn điệu Bài chịi trong dân gian, tư liệu hóa để bảo tồn, khai thác. Thành lập các câu lạc bộ bài chịi, đàn và hát dân ca, khuyến khích phong trào sáng tác kịch bản, viết lời mới cho dân ca, Bài Chịi, tạo mơi trường diễn xướng phù hợp để Bài Chịi phát huy hết giá trị của nó.

Chèo Bả Trạo cũng cần được nghiên cứu, sưu tầm kiểm kê, tư liệu hóa những làn điệu, bài múa hiện có để bảo tồn. Đồng thời, loại hình nghệ thuật

này cũng cần cải tiến, nâng cao chất lượng phù hợp với tình hình mới để thu hút người thưởng thức; tạo điều kiện để Chèo Bả trạo thường xuyên được biểu diễn trước công chúng.

Di sản Võ Cổ truyền có thuận lợi là hiện nay tỉnh đang quan tâm khôi phục, đầu tư gắn với du lịch. Điều cần làm hiện nay là tổ chức kiểm kê, tư liệu hóa di sản rất quý hiếm này để bảo tồn, gìn giữ cho mai sau. Huyện cần hỗ trợ kinh phí để Hội Võ thuật huyện tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ võ sư, huấn luyện viên; khuyến khích các võ đường thu hút người đến học, luyện tập võ; tổ chức thường xuyên, tạo cơ hội để các võ đường giao lưu, thi đấu trong và ngồi huyện; khuyến khích đưa võ cổ truyền vào trường học…

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w