Tăng cường xã hội hóa, phát huy vai trò của cộng đồng với tư cách là chủ thể hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 97 - 98)

các nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hoá, văn nghệ dân gian đã xuất bản một

3.2.5. Tăng cường xã hội hóa, phát huy vai trò của cộng đồng với tư cách là chủ thể hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

tư cách là chủ thể hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Thực tiễn xã hội và lý luận đã chứng minh người dân chính là người sáng tạo và bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH dân tộc. Việc bảo, phát huy giá trị DSVH khơng có mục đích nào khác ngồi mục đích phát triển văn hóa, phục vụ cho đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Chính vì vậy, người dân, cộng đồng là chủ thể của hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH. Đây là cơ sở của việc xã hội hóa hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH, bởi vì sự tham gia của người dân, của cộng đồng vào hoạt động này thể hiện trách nhiệm và cũng là cơ hội để người dân và cộng đồng hưởng thụ những lợi ích mà hoạt động bảo tồn, phát huy mang lại.

Nói một cách cụ thể hơn, xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy giá trị DSVH chính là việc thu hút, tạo cơ hội để người dân, cộng đồng tham gia vào q trình sáng tạo những giá trị văn hóa mới trên cơ sở kế thừa, phát huy các giá trị DSVH. Xã hội hóa được tiến hành trên nhiều phương diện nhằm huy động các nguồn lực từ các tổ chức, đơn vị, dịng họ, tập thể, cá nhân đóng góp về tài chính, vật tư, vật liệu, kỹ thuật, kỹ năng, trí tuệ, cơng sức…vào hoạt động bảo tồn, phát huy. Do vậy, xã hội hóa trong lĩnh vực này sẽ khai thác

được sức mạnh của cộng đồng, phát huy vai trò chủ thể của người dân vào quá trình lưu truyền và sáng tạo văn hóa.

Để xã hội hóa thành cơng trên lĩnh vực này, một mặt cần tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân; mặt khác cần tổ chức cho người dân, cộng đồng đóng góp tích cực, thiết thực, tùy theo khả năng cho sự hoạt động bảo tồn, phát huy và tạo mọi cơ hội thuận lợi để người dân được trao truyền di sản (thông qua giáo dục) và hưởng thụ những giá trị DSVH để họ tiếp tục sáng tạo văn hóa vì cộng đồng và bản thân.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w