Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định. Phía đơng và nam giáp với biển và thành phố Quy Nhơn. Phía bắc và tây bắc giáp thị xã An Nhơn và huyện Phù Cát. Phía tây giáp huyện Vân Canh. Là huyện đồng bằng nhưng Tuy Phước cũng có núi và vùng trung du. Đặc biệt huyện có bốn xã nằm ven đầm Thị Nại với chiều dài bờ đầm khoảng 30 km. Do vậy yếu tố biển thấm đẫm trong văn hóa Tuy Phước.
Đặc điểm địa lý đáng lưu ý nhất là Tuy Phước nằm giữa hai con sơng lớn của Bình Định là sơng Kơn và sơng Hà Thanh. Đây là vùng đồng bằng có hơn 11.000 ha đất canh tác, chủ yếu là canh tác lúa nước. Do vậy, văn hóa lúa nước là đặc điểm ưu trội của cư dân ở đây. Hiện nay, Tuy Phước đang trong quá trình cơng nghiệp hóa cùng với cả nước. Sự chuyển đổi từ văn hóa truyền thống lúa nước sang văn hóa cơng nghiệp- đơ thị là dịng chủ lưu lý giải tồn bộ các biểu hiện văn hóa đang diễn ra hiện nay.
Thời tiền sử, Tuy Phước nói riêng, Bình Định nói chung, là địa bàn cư trú của người Sa Huỳnh (thuộc văn hóa Sa Huỳnh) từ thời kỳ đồ đồng thau và sắt sớm. Từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XVII, nơi đây cũng từng là nơi sinh sống của cư dân thuộc vương quốc Chăm. Vương quốc này được xây dựng trên cơ sở kế thừa thành tựu văn hóa Sa Huỳnh trước đó và chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa và các nền văn hóa khác trong khu vực Đơng Nam Á. Dân tộc Chăm, trong q trình tồn tại và phát triển, đã để lại một nền văn hóa riêng, độc đáo [56, tr.20, 23]. Nhiều di chỉ, đặc biệt là các tháp Chăm trên địa bàn huyện Tuy Phước đã chứng tỏ người Chăm từng sinh sống và văn hóa Chăm đã từng tồn tại và phát triển ở đây.
Năm 1471, sau khi đánh chiếm thành Vijaya (Đồ Bàn), vua Lê Thánh Tơng thành lập Phủ Hồi Nhơn (tỉnh Bình Định sau này) gồm ba huyện, trong đó có huyện Tuy Viễn (huyện Tuy Phước sau này), ở cực nam, tiếp giáp đèo Cù Mông, ranh giới giữa Chămpa và Đại Việt. Năm 1832, nhà Nguyễn chia Tuy Viễn thành hai huyện Tuy Phước và Tuy Viễn thuộc phủ An Nhơn. Năm 1909, huyện Tuy Phước trở thành phủ Tuy Phước. Từ sau 1945, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, sau nhiều lần đổi tên, sát nhập, tách các địa giới hành chính, hiện nay Tuy Phước có mười ba xã, thị trấn.
Là vùng đất trầm tích văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, khi trở thành đất đai của người Việt, Tuy Phước chịu sự cai trị của nhà Lê, chúa Nguyễn, sau này là nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Với đặc điểm lịch sử, địa lý như vậy và do nằm ở vị trí có tính chiến lược về mặt qn sự (cửa ngõ xuống Quy Nhơn, tỉnh lỵ Bình Định, nơi giao nhau của Quốc lộ 1 và Quốc lộ 19 đi Tây Ngun, nơi có nhiều vị trí phịng thủ chiến lược đối với những nguy hiểm có thể được đem tới từ phía đầm Thị Nại. Chính vì vậy mà, trong tiến trình lịch sử, Tuy Phước chứng kiến rất nhiều và là chiến trường quân sự từ thời vương quốc Chăm cho đến 1975), nên Tuy Phước có đặc điểm là huyện có nhiều di sản văn hóa và di sản ở đây khá đa dạng, phong phú.
Di sản văn hóa vật thể tiêu biểu có thể kế đến là các di sản được xếp hạng quốc gia: Tháp Chăm Bánh Ít và Bình Lâm; di tích vụ thảm sát Nho Lâm (ở xã Phước Hưng); Lăng mộ Đào Tấn, ơng hậu Tổ Tuồng. Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu: Lễ hội Chợ Gị, Lễ hội Đơ thị Nước mặn, Hội đua thuyền truyền thống Gò Bồi, tuồng, bài chòi, võ cổ truyền. Về danh nhân tiêu biểu có thể kể đến là Đơ đốc Nguyễn Văn Lộc và Lê Công Miễn (thời Tây Sơn); các danh nhân Nguyễn Diêu và Đào Tấn có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật Tuồng; Võ Trứ, phong trào Cần vương, nhà thơ lớn Xuân Diệu…
Với hệ thống di sản văn hóa hiện có, Tuy Phước được xem là một trong những huyện có số lượng di sản lớn của tỉnh Bình Định với mật độ di sản dày
đặc. Đây là nguồn tài sản quý báu mà người dân Tuy Phước được thừa hưởng từ các thế hệ cha ông trong lịch sử. Nguồn tài sản này, vừa là niềm tự hào, vừa là nguồn động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương nếu như việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa được tiến hành mang lại hiệu quả trong thực tế.