Những hạn chế, khuyết điểm

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 79 - 84)

các nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hoá, văn nghệ dân gian đã xuất bản một

2.2.4.2.Những hạn chế, khuyết điểm

Những hạn chế trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể

Cùng với những kết quả bước đầu, hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH cũng còn nhiều hạn chế. Một trong những hoạt động hết sức cơ bản của hoạt động bảo tồn là nghiên cứu, xác định giá trị di tích để cơng nhận bảo vệ tiến đến cơng nhận cấp di tích. Tuy nhiên việc xúc tiến nghiên cứu còn chậm đối với nhiều di tích rất có giá trị về phương diện lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, khoa học như Di tích Chợ Gị- Trường Úc, Di tích khảo cổ Thành Thị Nại (Phước Hòa), Thị tứ Nước Mặn (Phước Quang, núi Kỳ Sơn (Phước Sơn), Nhà thờ Nước Mặn…Hiện tượng xâm hại di tích vẫn cịn xảy ra đối các di tích lịch sử vụ thảm sát Tân Giản, Mộ Lê Công Miễn, Mộ Đào Tấn do công tác bảo vệ chưa đảm bảo và ý thức kém của người dân. Do thiếu chuyên môn mà Đài tưởng niệm nạn nhân Vụ thảm sát Nho Lâm lại được xây dựng cách địa điểm xảy ra sự kiện đến gần 2 km, sai nguyên tác cơ bản trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH. Khơng hiểu vì lý do gì mà Di tích vụ thảm sát Vinh Quang (Phước Sơn) đã có quyết định xếp hạng từ năm 2006 nhưng đến năm 2010 quyết định này mới được cơng bố và đến nay bia di tích vẫn chưa được xây dựng. Nhiều di tích quan trọng nhưng khơng gian bảo tồn chưa đảm bảo như Tháp Bình Lâm, Mộ Đào Tấn, Nhà lưu niệm Xuân Diệu, Di tích kiến trúc Chùa Bà…

Đối công tác bảo tồn, tiến độ trùng tu, tơn tạo các di tích quốc gia như Tháp Bánh Ít, Bình Lâm, Mộ Đào Tấn, Vụ thảm sát Nho Lâm quá chậm và kéo dài, gây lãng phí lớn nguồn tài sản quốc gia. Mộ danh nhân văn hóa Đào Tấn xứng đáng tôn tạo, nâng cấp từ lâu nhưng việc xúc tiến đến nay mới ở

mức xin ý kiến và chờ chủ trương. Di tích Vinh Quang hiện nay vẫn chưa có quy hoạch, kế hoạch xây dựng.

Điểm đáng lưu ý là trừ Tháp Bánh Ít, các di tích cịn lại khơng bố trí người bảo vệ, chăm sóc thường xun nên một số hiện tượng xâm hại như phá tường rào, cổng ngõ xảy ra ở Di tích lịch sử Vụ thảm sát Tân Giảng, Mộ Lê Cơng Miễn, hoặc đốt rừng, sau đó là trồng cây xâm hại khn viên bảo vệ Mộ Đào Tấn; hoặc khi đã có tường rào nhưng khơng chú ý tạo cảnh quan, để cây cỏ mọc vô tội vạ, ảnh hưởng đến khơng khí nghiêm trang cần có của di tích, gây phản cảm đối với người thăm viếng. Các di tích như Mộ Lê Cơng Miễn và Đào Tấn, do vật liệu kiến trúc xây dựng quá lâu, nếu không trùng tu kịp thời sẽ có nguy cơ xuống cấp, trở thành phế tích.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên chủ yếu do tình trạng thiếu kinh phí dành cho hoạt động trùng tu,tơn tạo di tích, cơng tác quy hoạch cịn mang tính chắp vá hoặc triển khai chậm. Những nỗ lực bố trí kinh phí của huyện là rất đáng mừng nhưng đối với các di tích quốc gia khi trùng tu, tơn tạo đòi hỏi nguồn vốn lớn lại phụ thuộc vào kinh phí của Chương trình mục tiêu Quốc gia, cũng rất hạn chế so với nhu cầu, và nguồn kinh phí của tỉnh cũng gặp khơng ít khó khăn. Mặt khác, như đã trình bày, việc phân cấp quản lý mặc dù đã tương đối cụ thể nhưng việc tổ chức quản lý chưa tốt, thiếu trách nhiệm, chưa kiểm tra, thanh tra thường xuyên, cũng như nhận thức chưa đầy đủ của chính quyền cấp xã cũng là những nguyên nhân của những hạn chế nêu trên.

Cùng với bảo tồn, hoạt động phát huy cũng còn nhiều hạn chế. Trong phát huy giá trị DSVH, mục tiêu lớn nhất là phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Cụ thể hơn, hoạt động phát huy hướng tới mục tiêu đưa các ý nghĩa văn hóa, các giá trị DSVH tiêu biểu tiềm ẩn trong các DSVH đến với cộng đồng bằng các hoạt động giáo dục truyền thống, tạo sự giao tiếp thường xuyên của cộng đồng với DSVH bằng nhiều hình thức khác nhau

nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc, xây dựng nhân cách con người, tạo ra động lục và mục tiêu cho sự phát triển…Những khuôn mẫu xác định mục đích của hoạt động phát huy là vậy nhưng trong thực tế số lượng khách tham quan, du lịch và người dân địa phương, thanh thiếu niên rất ít khi đến viếng thăm các di tích trên địa bàn. Các di tích nổi tiếng được xếp hạng cấp quốc gia cũng nằm trong tình trạng tương tự. Kết quả điều tra xã hội học mà chúng tôi thực hiện cho thấy: khi được hỏi ơng (bà) có thường xun đến thăm các di tích văn hóa ở

địa phương khơng, có tới 156/206 (75,7%) phiếu trả lời thỉnh thoảng có đến thăm. Kết quả điều tra hồn toàn phản ánh đúng thực tế.

Nhà lưu niệm Xuân Diệu nổi tiếng như vậy, kinh phí xây dựng cũng khơng ít. Một năm di tích được mở cửa dâng hương một lần rồi chờ đến năm sau. Văn Chỉ Tuy Phước cũng đóng cửa quanh năm. Hầu hết các di tích trên địa bàn huyện ở trong trạng thái thụ động, việc sử dụng, khai thác không hiệu quả.

Trong hoạt động phát huy, về phía chủ thể nhà nước, người chịu trách nhiệm chủ yếu, cũng còn nhiều vấn đề cần bàn. Những mất mát, đau thương, những vết thương của chiến tranh để lại hẳn chưa liền da, chưa nguôi ngoai trong lịng người. Ở một huyện có tới 3 di tích liên quan đến 3 vụ thảm sát nhưng các xã có di tích đã khơng tổ chức lễ tưởng niệm hàng năm để tưởng nhớ đến những nạn nhân xấu số và cũng để ôn lại, chiêm nghiệm lại một quá khứ đau thương cũng như thấy được giá trị của ngày hôm nay.

Như vậy, hoạt động phát huy di sản văn hóa vật thể ở huyện trong thời gian qua đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Về vấn đề này, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểm Đảng bộ huyện lần thứ XX (2010) khẳng định khi viết: “…quản lý, khai thác các di tích lịch sử văn hóa cịn hạn chế”[26, tr.16].

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là huyện chưa có kế hoạch cụ thể để tổ chức các hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trên địa bàn, do vậy chưa xác định mục đích, biện pháp, kinh phí, trách nhiệm, kể cả

xác định mục tiêu triển khai các hoạt động phát huy cụ thể đối với từng di tích. Mặt khác, tuy kinh tế có phát triển nhưng chưa có bước đột phá nên kinh phí dành cho việc tổ chức các hoạt động phát huy từ huyện đến các xã, thị trấn cũng rất hạn chế. Ngòai ra, hoạt động phát huy đòi hỏi đội ngũ cán bộ tham mưu có chun mơn trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên đội ngũ này có năng lực rất hạn chế như đã trình bày ở phần trên. Từ huyện đến xã chưa thành lập được ban quản lý di tích. Việc phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, tạo nguồn thu phục vụ lại hoạt động bảo tồn và phát huy tuy đã có chủ trương của Trung ương và của tỉnh nhưng Tuy Phước nằm trong tình trạng chung của tỉnh là chưa thu hút đông đảo khách tham quan trong nước và quốc tế đến với các di tích lịch sử, văn hóa.

Những hạn chế, yếu kém trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

- Đối với nghệ thuật Tuồng: Thiếu kịch bản tuồng hay và mới, nội dung chưa phản ánh được những vấn đề xã hội đương đại; năng lực biểu diễn của diễn viên hạn chế; chưa có chính sách cụ thể đối với diễn viên tuồng không chuyên; sự am hiểu về nghệ thuật, nội dung tuồng hạn chế của khán giả, tất cả những điều đó được xem là những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng thiếu khán giả tuồng.

- Đối với Bài chòi hiện nay, đội ngũ nghệ nhân số lượng hạn chế và chưa có chính sách cụ thể khuyến khích đội ngũ này, xuất hiện hiện tượng bài chịi cải lương hóa, sự thiếu thốn kịch bản và đội ngũ sáng tác, môi trường diễn xướng cho Bài chịi chưa được quan tâm khơi phục, việc đào tạo nghệ nhân trẻ, phát triển phong trào hát Bài chòi là những vấn đề hạn chế cần được khắc phục để bảo tồn và phát huy đạt hiệu quả cao trong thực tế.

- Đối với hát Bả trạo, phải nói rằng nghệ thuật hát Bả trạo là một DSVH q báu vì nó tồn tại qua mấy thế kỷ và đến nay vẫn phát huy tác dụng trong đời sống hiện tại. Cả huyện chỉ có duy nhất một đội hát Bả trạo (cả tỉnh

cũng chỉ có 7 đội). Do vậy huyện cần quan tâm bằng những hoạt động cụ thể hơn đến việc bảo tồn, phát huy, phát triển nghệ thuật này. Nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết như nghiên cứu chu đáo để thấy hết ý nghĩa văn hóa của nó, đặc biệt là kịch bản và đào tạo. Những vấn đề này rất cần sự hỗ trợ chun mơn của tỉnh vì huyện, xã khơng đủ khả năng thực hiện .

- Đối với Võ cổ truyền, tuy đã có khởi sắc nhưng hoạt động bảo tồn và phát huy giá DSVH Võ cổ truyền cũng còn nhiều hạn chế như huyện chưa tổ chức được việc thống kê, sưu tầm các bài võ Cổ truyền rất giá trị.Việc đưa Võ vào trường học khó khăn vì chưa có chương trình biên soạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hội Võ thuật chưa phát huy hết vai trị của mình và cơ sở vật chất, trang thiết bị của các võ đường hiện nay rất thiếu thốn, các hoạt động giao lưu, biểu diễn, thi đấu…chưa được tổ chức thường xuyên …Đáng lưu ý nhất là huyện chưa có quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị võ thuật trên địa bàn.

DSVH phi vật thể ở huyện khá phong phú và đa dạng. Việc kiểm kê di sản này để nhận dạng, xác định giá trị, sức sống của di sản làm cơ sở cho việc đề xuất khả năng bảo vệ, duy trì, phổ biến, phục vụ đời sống cộng đồng cũng như tạo cơ sở hoạch định chính sách phù hợp. Tuy nhiên cơng việc này chưa được triển khai trên địa bàn huyện. Nguyên nhân chính là tuy tỉnh có chủ trương nhưng huyện chưa lập kế hoạch, bố trí kinh phí, phân cơng con người thực hiện. Sự hạn chế về năng lực chuyên môn của cán bộ phụ trách công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH cũng là yếu tố chủ yếu làm chậm quá trình triển khai.

Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất của những yếu kém, hạn chế trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn huyện là huyện, tuy đã có chủ trương tương đối tồn diện, nhưng trong q trình triển khai đã chưa lập được quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch cụ thể bảo tồn, phát huy giá trị DSVH đối với từng di tích, từng loại hình di sản văn hóa phi

vật thể. Vì vậy, bảo tồn chưa gắn với phát huy, di tích đã trùng tu, tôn tạo nhưng chưa phát huy được giá trị, chậm tiến hành kiểm kê cũng như triển khai các biện pháp khác (tư liệu hóa, chuyển giao, giáo dục nhận thức cho thế hệ trẻ, thu hút sự tham gia của cộng đồng) để bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị DSVH phi vật thể; chưa gắn kết giữa bảo tồn, phát huy giá trị DSVH với phát triển kinh tế- xã hội của địa phương…

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 79 - 84)