Theo Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên, 1994), phát huy là làm tỏa
ra tác dụng tốt [38, tr.267]. Phát huy được hiểu là những tác động là cho cái
hay, cái đẹp, cái tốt, cái có giá trị lan truyền ra cộng đồng và tiếp tục phát triển từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cáo, đơn giản đến phức tạp. Cũng có thể hiểu phát huy là khai thác, sử dụng một sản phẩm nào đó một cách có hiệu quả dựa trên những giá trị vốn có của sản phẩm đó. Phát huy xuất phát từ nhu cầu thực tế cuộc sống là con người luôn mong muốn sản phẩm mà họ tạo ra phải được nhiều người biết đến, cơng nhận và đem lại lợi ích.
Phát huy DSVH là một hoạt động có tính liên ngành (sử dụng kết quả nghiên cứu liên ngành về văn hóa), có nguyên tắc chung để đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động này. Do tính đa dạng của DSVH nên cách thức phát từng DSVH có thể khác nhau ở từng thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa của từng vùng cũng như nhận thức của chủ thể tổ chức các hoạt động phát huy cũng như cộng đồng, nhưng nguyên tắc cao nhất của phát huy DSVH là phải dựa vào những giá trị hiện có của DSVH, tơn vinh giá trị và phát triển những tinh hoa của giá trị DSVH vì lợi ích cộng đồng cũng như sự phát triển văn hóa.
Hình thức chủ đạo của phát huy DSVH là tuyên truyền, quảng bá hình ảnh di sản bằng nhiều hình thức, đặc biệt quan trọng là bằng các phương tiện thông tin đại chúng nhằm phổ biến ý nghĩa văn hóa của di sản ra cộng đồng, thu hút khách tham quan cũng như các nhà đầu tư. Hiệu quả của hoạt động phát huy mang lại sẽ thúc đẩy mạnh và nhanh hơn hoạt động bảo tồn giá trị DSVH truyền thống.
Mục đích quan trọng nhất của hoạt động phát huy giá trị DSVH là làm cho các ý nghĩa văn hóa, tinh hoa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp lan tỏa vào cộng đồng, tiếp tục duy trì sức sống của nó trong đời sống tinh thần cộng đồng, góp phần quan trọng vào hoạt động giáo dục truyền thống và đặc biệt là giữ gìn bản sắc dân tộc trong thế giới tơn trọng đa dạng văn hóa hơm nay, tạo cơ sở, bản lĩnh cho giao lưu, tiếp biến, phát triển văn hóa, phục vụ cho sự tiến bộ xã hội.
Dưới góc nhìn kinh tế, khi DSVH được xem là tài sản của quốc gia, cộng đồng, phát huy DSVH lúc này trở thành hoạt động góp phần phát triển du lịch, tăng cường nguồn lực kinh tế, thu nhập của quốc gia, cộng đồng. Nguồn lực đó sẽ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động bảo tồn.
Cũng ở góc độ kinh tế, từ kinh nghiệm ở một số nước châu Á và châu Âu, nếu khai thác tốt các giá trị của DSVH thì điều này sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế vô cùng lớn từ các hoạt động du lịch, đồng thời góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên tầm quốc tế. Với tiềm năng DSVH vào bậc nhất thế giới, Trung Quốc đã khéo khai thác tài sản quý giá này để đầu tư, phát triển du lịch. Hoạt động phát huy giá trị DSVH được nhà nước đặc biệt quan tâm bằng cách lập những dự án lớn trong lĩnh vực trao đổi văn hóa, từ đó các loại hình DSVH dân tộc có điều kiện giao lưu, mở rộng quan hệ với các nước. Singapore cũng khai thác thế mạnh của đất nước từ nền văn hóa đa dân tộc; họ xây các khu di sản như trung tâm di sản phố Tàu, trung tâm di sản Malay. Mỗi trung tâm là một điểm dừng du lịch và co những cách khai thác khác
nhau. Như tại trung tâm Malay, cùng với việc tạo cơ hội cho du khách khám phá DSVH của người Hồi giáo qua kiến trúc, tìm hiểu học vấn…du khách cịn được thưởng thức các món ăn địa phương, âm nhạc truyền thống, trải nghiệm tại các làng nghề [62, tr.32]
Như vậy, cùng với vai trò bảo tồn bản sắc dân tộc, DSVH cịn đóng vai trị như một nguồn tài nguyên vô hạn cho hoạt động sản xuất dịch vụ, du lịch. Hoạt động này tạo ra những sản phẩm mang giá trị đặc trưng, thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của du khách và đem lại nguồn lợi tài chính đáng kể, góp phần làm tốt cơng tác bảo tồn. Ngồi ra, việc phát huy tốt giá trị DSVH còn đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, đây là nguồn lợi vơ giá vì văn hóa thực hiện chức năng mục tiêu của nó đối với sự phát triên xã hội thơng qua việc giáo dục, xây dựng nhân cách, đời sống tinh thần lành mạnh cho cá nhân và cộng đồng.