các nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hoá, văn nghệ dân gian đã xuất bản một
3.2.6. Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Giá trị DSVH khi quan niệm là một loại tài sản quốc gia có vai trị to lớn đối với sự phát triển du lịch, từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội như đã trình bày ở Chương 1. Việc phát huy giá trị DSVH gắn với phát triển du lịch một mặt đem lại nguồn lợi kinh tế, một mặt tạo ra sức sống mới cho hoạt động bảo tồn và phát huy. Hiện nay, tỉnh Bình Định đang có chủ trương phát huy giá trị DSVH gắn với phát triển du lịch, đây là điều kiện thuận lợi đối với Tuy Phước. Hơn nữa, Tuy Phước nằm trên hai Quốc lộ 1A và 19, có tỉnh lộ đi qua, là vùng giáp ranh với thành phố Quy Nhơn, lại nằm ven Đầm Thị Nại, rất thuận lợi về mặt địa lý và giao thơng cho phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái biển gắn với di tích, du lịch làng nghề. Hơn nữa, Tuy Phước có những vùng tập trung di tích gắn với làng nghề truyền thống như Phước Lộc, Phước Hòa, rất thuận lợi cho việc xây dựng tua, tuyến du lịch.
Giải pháp cho vấn đề này là huyện cần tập trung quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị DSVH có định hướng gắn với du lịch, thu hút khách tham quan trong quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch từng di tích, loại hình di sản. Quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị DSVH ở huyện cần căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh để mang lại hiệu quả trong thực tế. Trong trùng tu, tôn tạo từng di sản, vật thể cũng như phi vật thể, cần xác định mục tiêu du lịch để định hướng phát huy hiệu quả. Trong tương lai gần, cần
phối hợp với ngành du lịch tỉnh xây dựng các tuyến du lịch đến các di tích cấp quốc gia, các quần thể di tích tập trung.