Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 100 - 101)

các nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hoá, văn nghệ dân gian đã xuất bản một

3.2.8. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Nhân dân là chủ thể của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nhưng vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong tổ chức, điều phối cũng rất quan trọng. Những quan điểm của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH đã được Nhà nước thể chế hóa bằng pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH. Luật Di sản văn hóa đã xác định nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy DSVH

nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Trước hết huyện cần tổng kết, đánh giá hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH từ trước đến nay để rút ra những kinh nghiệm và đề ra những giải pháp hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện hiện có của địa phương và đáp ứng những đòi hỏi của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trong tình hình hiện nay. Cơng tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn huyện cần tập trung vào một số việc sau đây :

- Xây dựng quy hoạch tổng thể, cụ thể về hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trong tình hình hiện nay;

- Ưu tiên đặc biệt cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể để tránh nguy cơ mai một, thất truyền;

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu về văn hóa, bảo tồn và phát huy DSVH để có cơ sở khoa học cho việc phát huy; có chính sách đối với nghệ nhân dân gian và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế thừa DSVH phi vật thể;

- Kiện tồn bộ máy cơng chức, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn từ huyện đến xã theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ như đã phân tích ở phần trên; xác định vị trí, vai trị, trách nhiệm của đội ngũ này bằng những quy định, quy chế cụ thể;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị DSVH của ngành văn hóa, các ngành liên quan và UBND các xã,thị trấn nhằm chấn chỉnh những sai sót một cách kịp thời; đặc biệt lưu ý thanh tra việc bảo vệ an tồn các di tích, việc chống xuống cấp di tích, hoạt động phát huy các giá trị DSVH.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w