Cùng với nghề trồng lúa nước, Tuy Phước có nhiều nghề thủ công truyền thống lâu đời như nghề mộc, nề, rèn dúc, gạch ngói, đồ gốm, dệt, nhuộm, đan lát, làm mắm…Nghề mộc ở Nho Lâm, Háo Lễ (Phước Hưng) nổi tiếng về chạm trỗ. Người làm mộc cịn có khả năng xây dựng các nhà lá mái với kiến trúc độc đáo, có độ bền sử dụng đến mấy thế kỷ, đồng thời thích ứng với khí hậu (mùa hè mát, mùa đơng ấm áp) và chịu đựng được nhiều cấp gió bão. Nước mắm Gò Bồi (Phước Hòa) từng nổi tiếng trong nước một thời. Các sản phẩm vôi Trường Úc (thị trấn Tuy Phước), bánh tráng ở Trung Thành (Phước Lơc), chiếu cói (Phước Thắng), võng tàu thơm (Phước Hiệp), nghề nhuộm ở Bình Lâm (Phước Hịa) và Luật Bình (Phước Quang) khá nổi tiếng ở khu vực miền Trung. Đặc biệt tiếng vang của bánh hỏi Diêu Trì, bánh ít lá gai thị trấn Tuy Phước, nem chợ Huyện (Phước Lộc), bánh hỏi Diêu Trì (thị trấn Diêu Trì) đến nay vẫn cịn nức tiếng:
Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem tháp Chàm.
Theo thống kê của Phịng Cơng Thương huyện, hiện nay Tuy Phước có 4 làng nghề được tỉnh cơng nhận: làng nghề chiếu cói Lạc Điền và An Lợi xã Phước Thắng, làng nghề trồng hoa Bình Lâm và bánh tráng Kim Tây xã Phước Hòa.
2.1.2.2. Lễ hội
Lễ hội ở Tuy Phước khơng nhiều. Lễ hội mang tính quốc gia (tết, Quốc khánh 2/9, tết Dương lịch…) hay tôn giáo, nghề nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần người dân nơi đây. Lễ hội làng chủ yếu là lễ hội thanh minh, làng xã. Các lễ hội làng tiêu biểu có thể kể đến là Lễ hội làng
Hanh Quang (có ý nghĩa văn hóa là tơn vinh thành hồng làng), xã Phước Lộc, Lễ hội đình làng Vinh Thạnh (có ý nghĩa văn hóa tơn vinh thành hồng làng là Đào Tấn), xã Phước Lộc, Lễ hội cầu ngư ở thơn Bình Thái, xã Phước Thuận (cầu mưa thuận, gió hịa, làm biển được mùa).
Lễ hội ở Tuy Phước chủ yếu là lễ hội dân gian, diễn ra vào mùa xuân, gần đây một số lễ hội được chính quyền đứng ra tổ chức. Cơ cấu lể hội gồm có lễ nghi (tế lễ, rước thần), tổ chức các trò chơi, thi tài, biểu diễn nghệ thuật (thường là hát Bội, gần đây cịn có chèo Bả trạo). Có lẽ do xu hướng chuyển đổi tính chất xã hội từ nơng nghiệp sang cơng nghiệp hiện nay mà lễ hội dân gian ở Tuy Phước ngày một ít đi. Tuy nhiên ở đây vẫn tồn tại một số lễ hội nổi tiếng.
Hội vui xuân chợ Gò diễn ra vào các ngày mùng 1 và mùng 2 tết âm
lịch hàng năm tại chân núi Trường Úc, thị trấn Tuy Phước. Đây là hội vui xuân có từ rất lâu đời, hiện nay chưa xác định được thời điểm ra đời của hội vui xuân này. Tương truyền rằng nơi đây ngày xưa từng là tiền đồn của quân Tây Sơn nhằm bảo vệ cảng Thị Nại và thành Hoàng Đế (tức thành Đồ Bàn). Vua Tây Sơn có sắc lệnh tổ chức hội vui xuân dưới chân núi vào các ngày tết để binh sĩ vui xuân với đồng bào địa phương, vơi đi nỗi nhớ nhà. Thời Nguyễn, theo các vị cao niên địa phương kể lại, Hội Chợ Gò bị cấm. Hội vui xuân Chợ Gò khá nổi tiếng, thu hút hàng chục ngàn người đến dự từ trong huyện, trong tỉnh và cả các tỉnh lân cận. Người dân đến đây chủ yếu để hái lộc đầu xuân (mua trầu, cau) cầu may, mua hàng hóa, thực phẩm là những
sản vật của địa phương dùng trong những ngày tết. Trong khơng khí đầu xuân, người lớn và trẻ em được tham gia vào nhiều trò chơi được tổ chức ở đây. Các trò múa lân, đánh cờ người, biểu diễn võ thuật, đấu võ đài, đấu vật, kéo co, bịt mắt đập ấm, chọi gà…, hát Bài chòi, hát Bội, hát hò đối đáp vừa giúp con người giải trí sau một năm lao động vất vả mưu sinh, vừa tạo cơ hội cho con người hòa nhập cộng đồng, cảm thấy sự tồn tại của cá nhân,
thấy được ý nghĩa cuộc sống. Chính vì ý nghĩa văn hóa của Hội vui xuân này mà hàng năm, UBND huyện đứng ra chủ trì tổ chức, gắn thêm phần lễ vào Hội, đảm bảo an ninh trật tự và hiện nay đang xúc tiến xây dựng hồ sơ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể này.
Lễ hội đơ thị Nước Mặn (còn gọi là lễ hội Chùa Bà, thờ Thiên Hậu, tín
ngưỡng của người Hoa, do người Minh Hương du nhập vào đây) được tổ chức hàng năm vào các ngày mùng 1 và 2 tháng 2 Âm lịch. Vào thời hưng thịnh của Cảng thị Nước Mặn, lễ hội này thu hút nhiều khách thập phương trong và ngoài tỉnh về dự. Phần lễ chứa đựng tín ngưỡng chung của cộng đồng. Phần hội phơ bày mọi vẻ đẹp văn hóa của cảng thị ngày xưa. Các hoạt động chủ yếu của lễ hội gồm rước biểu tượng ngư-tiều-canh-mục để tỏ lòng thành kính cơng lao vất vả của tổ tiên vào khai phá vùng đất mới; tinh thần dung hợp văn hóa thể hiện rất rõ ở việc rước linh thần ở miếu Thành Hoàng, miếu Quán Thánh, miếu Bà Mụ (bà chúa Thai Sinh, tức bảo sản) về Chùa Bà để tế lễ; làm thuyền viễn dương bằng hàng mã trong ngày hội phô diễn cảnh bn bán, thơng thương với nước ngồi. Các hoạt động khác như hát Bả trạo, hát Mộc xà leo (tiếp nhận từ người Chăm), Xổ cổ nhơn; múa Lục cúng, tục đốt Cây bông, tục Đổ giàn (tiếp nhận từ người Hoa), rước Hà Tiên Cô ngồi trong búp sen (ảnh hưởng của Đạo giáo)…là thể hiện sự dung hợp văn hóa Nam - Bắc của người Nước Mặn trong lễ hội. Có nhiều trị chơi dân gian vừa thể hiện tinh thần trọng văn, thượng võ, vừa mua vui, giải trí phù hợp với đời sống ngư dân vùng biển như đấu vật, chọi gà, đánh đu, đấu võ, thả thơ, hơ Bài chịi, đua thuyền, bắt vịt, nấu cơm thi, đánh cờ người, đập ấm…thu hút đông đảo người xem suốt ba ngày hội.
Hiện nay Lễ hội Đô thị Nước Mặn vẫn được tổ chức hàng năm nhưng giản lược hơn. Các hoạt động chính gồm có rước linh, tổ chức các trị chơi (bóng chuyền, bóng đá, các trị chơi truyền thống như đi cà kheo, đập ấm…), tổ chức biểu biễn Tuồng, Bài chòi cổ phục vụ du khách và người địa phương
đến với lễ hội. Đáng lưu ý là lễ hội vẫn thu hút khá đơng người dân địa phương, trong và ngồi tỉnh, người đi làm ăn xa trở về dự hội.
Hội đua thuyền Gò Bồi (xã Phước Hòa, quê ngoại Xuân Diệu) là một lễ
hội truyền thống khá nổi tiếng và có từ lâu đời. Hằng năm, vào mùng 2 tết Âm lịch, ngư dân ở 4 xã ven Đầm Thị Nại tụ hội về Gò Bồi để tham gia hội vui xuân mang đậm sắc thái văn hóa biển này. Tại hội đua thuyền, ngư dân tham gia các trò đua thuyền rồng, đua sõng câu, bơi sông bắt vịt…Hội đua thuyền được tổ chức như một sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhằm tơn vinh nghề biển, tinh thần dũng cảm, sức mạnh của con người trước thiên nhiên, tinh thần cộng đồng... Hội vui xuân này thu hút khá đơng người dân trong và ngồi huyện đến tham gia.