Nếu kể từ thời điểm 1975 trở về sau, cùng với nhiệm vụ quan trọng phát triển kinh tế- xã hội, phát triển văn hóa nói chung và bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH nói riêng đã được quan tâm thực hiện khá sớm. Bảo tồn và
phát huy DSVH đến nay đã có được những kết quả đáng khích lệ. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của những kết quả đó là sự chuyển biến ngày một tích cực hơn trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, các tầng nhân dân trong tồn huyện về vai trị, ý nghĩa của DSVH cũng như hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
Sự chuyển biến tích cực về nhận thức phản ảnh trong kết quả điều tra xã hội học nhằm khảo sát dư luận về vai trò của DSVH và ý nghĩa của hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trong tháng 10 và tháng 11 năm 2012 (xem Phụ lục). Kết quả điều tra của tác giả luận văn cho thấy, trong số 206 người được hỏi về vai trò của hệ thống DSVH đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, có tới 146 người, chiếm 70,9% cho rằng hệ thống DSVH có vai trị rất quan trọng. Cũng liên quan đến vấn đề nhận thức, câu hỏi đối tượng điều tra rằng có thường xuyên xem hoặc nghe các chương trình giới thiệu về DSVH trên các báo, đài, truyền hình hay khơng, có 103 người, chiếm tỷ lệ 50% trả lời rằng thường xuyên nghe, xem các chương trình giới thiệu. Các con số nêu trên đã chứng minh thuyết phục sự chuyển biến tích cực của nhận thức cộng đồng về DSVH và vai trò của hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH.
Để có được sự chuyển biến về nhận thức như vậy, nhiều hoạt động thiết thực đã được triển khai. Việc tổ chức học tập, quán triệt Luật Di sản văn hóa năm 2001 và sau đó là Luật Di sản văn hóa bổ sung, sửa đổi năm 2009 được thực hiện nghiêm túc và có tác dụng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, hội viên các hội đoàn thể và nhân dân. Huyện cũng đã triển khai các văn bản quan trọng như Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị Khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, đặc biệt là Chương trình hành động của Huyện ủy
Tuy Phước (1998) về thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cho cán bộ, công chức từ huyện đến sơ sở. Việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết nêu trên; việc xác định hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH là trách nhiệm của hệ thống chính trị, của tồn xã hội và những kết quả, thành cơng ban đầu về xã hội hóa hoạt động này cũng góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Có thể nhận thấy rõ những hoạt động bảo tồn giá trị DSVH đã triển khai trong thực tế (tơn tạo di tích văn hóa, lịch sử, các hoạt động lễ hội, sự tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống trong Cuộc vận động Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư…) và đã có tác động trực tiếp làm chuyển biến nhận thức
của cộng đồng.
Trên thực tế, các cấp ủy, chính quyền địa phương thông qua hành động cụ thể đã từ bước khắc phục tư tưởng xem nhẹ văn hóa, giá trị DSVH cũng như hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH. Sự phối hợp, thể hiện trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị ngày một tốt hơn, việc khoán trắng cho ngành văn hóa thơng tin thực hiện các hoạt động này hầu như khơng cịn xảy ra. Các hoạt động mang tính liên ngành (khảo sát địa điểm, lập thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, quy hoạch đất dành cho di tích, vận động nhân dân di dời nhà cửa…cho đến các cơng tác tổ chức các sự kiện văn hóa) đều được các cấp chính quyền tham gia khá tích cực.
Cũng về mặt nhận thức, ý nghĩa văn hóa của các DSVH truyền thống đối với đời sống hiện tại ngày càng được người dân, gia đình, dịng họ ý thức rõ hơn nên đã tự giác tham gia vào việc giữ gìn, khai thác các di sản truyền thống quý báu, đặc biệt là tham gia các sự kiện văn hóa tổ chức ở địa phương. Nhiều người tự nguyện di dời nhà cửa để trả lại khn viên bảo vệ di tích, tình trạng đập phá di tích hầu như khơng cịn xảy ra.
Từ sau đổi mới đến nay, kinh tế - xã hội của Tuy Phước tăng trưởng tương tối toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng khá, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một tăng cao. Sự phát triển giáo dục, dân trí ngày một nâng cao đã tạo những điều kiện thuận lợi cho văn hóa phát triển và cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn cũng như nâng cao nhận thức về hoạt động này của các bộ và nhân dân.
Bên cạnh sự chuyển biến đáng mừng về nhận thức như đã trình bày, nhận thức về giá trị DSVH và hoạt động bảo tồn, phát huy di sản này trên địa bàn cũng còn nhiều hạn chế. Kết quả điều tra xã hội học mà chúng tôi đã tiến hành cho thấy: khi được hỏi “Luật Di sản văn hóa Việt Nam được ban hành
lần đầu tiên vào năm nào?”, có tới 92/206 phiếu trả lời ban hành vào năm
2002,2003, trong khi câu trả lời chính xác là năm 2001; khi được hỏi có
thường xuyên đến thăm các di sản văn hóa ở địa phương hay khơng, có tới
156/206 (75,7%) phiếu trả lời là thỉnh thoảng đến thăm; hay khi được hỏi có
thường xem (hoặc nghe) các chương trình giới thiệu về DSVH trên các báo, đài phát thanh- truyền hình của huyện hoặc của tỉnh không, 103/206 phiếu
(50%) trả lời là “thỉnh thoảng” hoặc “không chú ý”.
Sự hạn chế về nhận thức cịn biểu hiện ở tình trạng chưa thấy hết ý nghĩa văn hóa của DSVH, thụ động, lúng túng hay chưa biết cách phát huy giá trị DSVH của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự thiếu hợp tác của người dân trong giải phóng mặt bằng di tích, hiện tượng xâm hại di tích vẫn cịn xảy ra, thiếu kế hoạch trong tổ chức triển khai bảo tồn và phát huy giá trị DSVH cũng như chưa tổng kết thường xuyên hoạt động này, hay bảo tồn nhưng không đúng với nguyên mẫu, bản chất lúc ra đời của một hiện tượng văn hóa truyền thống, dẫn đến không thu hút sự quan tâm của người dân, gây lãng phí kinh phí cua nhà nước, yếu kém trong quản lý nhà nước …
Sự hạn chế về nhận thức cịn biểu hiện ở sự tự tơn q thái về gia tộc hay lấy dịng họ làm tiêu chí ứng xử, thể hiện thái độ, tinh thần, trách nhiệm
công dân chưa được phát huy trong nhiều vấn đề chung của cộng đồng (nhất là vấn đề vệ sinh môi trường), tổ chức cưới hỏi đình đám, phơ trương, tệ nạn xã hội, tội phạm…vẫn còn xảy ra.
Sự hạn chế về nhận thức do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên nhưng nguyên nhân chính là mặt bằng dân trí của huyện cịn thấp, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự chuyển đổi hệ giá trị đang diễn ra trong q trình cơng nghiệp hóa hiện nay. Đó là về khách quan, về nguyên nhân chủ quan có thể kể tới là hoạt động phát huy giá trị DSVH cịn có mặt hạn chế, trình độ, năng lực cán bộ cơ sở cịn nhiều yếu kém, sự đầu tư kinh phí phát triển văn hóa nói chung và bảo tồn, phát huy giá trị DSVH nói riêng cịn hạn chế so với yêu cầu…