các nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hoá, văn nghệ dân gian đã xuất bản một
3.3.2. Đối với tỉnh
- Xây dựng quy hoạch tổng thể về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh để huyện có cơ sở xây dựng các quy hoạch cấp huyện trên lĩnh vực này;
- Tiếp tục đầu tư cho việc trùng tu, tôn tạo, đưa vào khai thác các di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện;
- Có chỉ đạo cụ thể, tồn diện, thực thi việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể. Có định hướng rõ ràng, chích sách cụ thể và triển khai nhanh việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản Tuồng ở cấp huyện;
- Tăng cường hỗ trợ ngân sách cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở cấp huyện; có chỉ đạo cụ thể về việc phân cấp, bố trí ngân sách hằng năm ở cấp huyện và xã để địa phương chủ động kinh phí trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH;
- Tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho cấp huyện; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn từ huyện đến xã.
*
* *
Xuất phát từ yêu cầu khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH và yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội hiện nay ở Tuy Phước, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn cần được triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao nhận thức, giải pháp về quy hoạch, đầu tư nguồn lực kinh phí, nguồn lực nhân lực có chất lượng cao, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước. Các giải pháp trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới là tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng; thực hiện xã hội hóa hiệu quả các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH, phát huy tối đa các nguồn lực, các nguồn kinh phí đầu tư ; nâng cao nghiệp vụ, trình độ cho đội ngũ các bộ chuyên môn, quản lý và quy định trách nhiệm cụ thể cho đội ngũ nay; tăng cường thanh tra, kiểm tra, nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý nhà nước…
KẾT LUẬN
DSVH là cốt lõi của bản sắc dân tộc. Việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở Tuy Phước cũng như cả tỉnh Bình Định trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định có một hệ thống DSVH vật thể và phi vật thể phong phú, đang dạng, hình thành trong lịch sử. Tồn huyện có 4 DSVH vật thể cấp quốc gia, 8 di tích được công nhận cấp tỉnh và nhiều di sản vật thể có giá trị khác đang được xúc tiến cơng nhận, xếp hạng. DSVH phi vật thể ở huyện khá phong phú, đa dạng. Tiêu biểu cho loại hình DSVH này là hát Bội, Bài Chòi, Võ Cổ truyền, hát Bả trạo, Lễ hội vui xuân Chợ Gò, Chùa Bà. Đây là những DSVH đặc trưng cho Tuy Phước nói riêng, Bình Định nói chung. Đặc biệt, các tháp Chăm và Bài Chòi đang được xúc tiến lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận DSVH thế giới. Những DSVH đó vừa là niềm tự nào của người dân địa phương, vừa có vai trị quan trọng đối với sự phát triển văn hóa, đáp ứng đời sống tinh thần cộng đồng.
Từ sau 1975, việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVH đã được huyện quan tâm. Những di tích LSVH quan trọng đã được cơng nhận, xếp hạng. Hầu hết các DSVH vật thể đã được đầu tư trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp, xây dựng mới và cắm mốc bảo vệ. Các DSVH vật thể bước đầu được phát huy, một số di sản phát huy tốt giá trị cua mình đối với cộng đồng.
Trong thời gian qua, DSVH phi vật thể ở huyện ngày càng được quan tâm bảo tồn, phát huy. Các lễ hội trên địa bàn được đầu tư bảo tồn, phát huy khá tốt. Việc bảo tồn các DSVH phi vật thể tiêu biểu như Tuồng, Bài Chòi, Võ Cổ truyền, Chèo Bả trạo nhận được sự quan tâm ngày một cao từ phía cộng đồng và Nhà nước. Loại hình di sản này cũng đang phát huy ngày một tốt hơn giá trị của mình trong cộng đồng.
Kết quả của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở Tuy Phước trong thời gian qua rất có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa đối với cộng đồng, nhất là đối với thế hệ trẻ ; góp phần bảo vệ bản sắc dân tộc ; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa và đời sống tinh thần, tâm linh của người dân.
Tuy nhiên, với tiềm năng DSVH vốn có và yêu cầu phát triển văn hóa hiện nay thì hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn huyện còn nhiều yếu kém, bất cập như nhận thức và cách tiếp cận DSVH chưa toàn diện, chưa đầy đu ; kinh phí đầu tư chưa đúng mức ; việc tổ chức, phân cấp quản lý, bố trí nguồn nhân lực trong hoạt động này chưa hiệu quả ; xã hội hóa hoạt động này trong thời gian qua đạt hiệu quả thấp. Đặc biệt, huyện chưa xây dựng quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị DSVH đối với từng di tích, từng loại hình DSVH phi vật thể. Việc bảo tồn chưa gắn chặt chẽ với phát huy. Di tích đã trùng tu, tơn tạo nhưng chưa phát huy hoặc phát huy giá trị chưa cao…
Để khắc phục những yếu kém, bất cập đó, trong thời gian tới, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định cần căn cứ vào các phương hướng đặt ra, triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị DSVH trên địa bàn. Những giải pháp trọng tâm cần được quan tâm là nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của DSVH cũng như hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH thông qua hoạt động truyền thông đa dạng, hiệu quả. Xây dựng quy hoạch tổng thể và chi tiết một cách khoa học cũng như kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị DSVH của các loại hình di sản cũng hết sức cần thiết nhằm đạt được sự chủ động trong triển khai các giải pháp. Nguồn vốn đầu tư là một trong những giải pháp có tính quyết định trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH. Do vậy, cùng với việc bố trí kinh phí tương thích với yêu cầu và khả năng của địa phương, huyện cần tranh thủ các nguồn vốn khác đầu tư cho hoạt động này. Chất lượng, hiệu quả chun mơn nghiệp
vụ có ý nghĩa quyết định tới kết quả bảo tồn, phát huy giá trị DSVH. Do vậy huyện cần tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và tăng cường các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Các giải pháp tăng cường xã hội hóa, phát huy vai trị của cộng đồng với tư cách là chủ thể hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH ; phát huy giá trị DSVH gắn với phát triển du lịch; tăng cường, phát triển nguồn nhân lực văn hóa và đổi mới hoạt động quản lý cũng rất quan trọng. Việc tổ chức, điều phối các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH đóng vai trị quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện, triển khai các giải pháp khác, do vậy nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH cần quan tâm đặc biệt.
Trong tương lai, hy vọng với sự kiên định các mục tiêu xây dựng văn hóa, với việc áp dụng các giải pháp có cơ sở khoa học, huyện Tuy Phước sẽ đạt được những thành quả vượt bậc trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH, củng với cả tỉnh, cả nước đạt được mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.