Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 64 - 78)

Kết quả bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể

Từ sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH sớm được triển khai trên địa bàn huyện. Ngay từ đầu những năm 1980 của thế kỷ XX, việc xếp hạng Tháp Bánh Ít (Phước Hiệp) đã được xúc tiến và di tích kiến trúc- nghệ thuật Chăm này được xấp hạng cấp quốc gia năm 1982. Đến nay tồn huyện có 4 di tích : Tháp Bánh Ít (cịn gọi là Tháp Bạc), Tháp Bình Lâm, Mộ Đào Tấn, Di tích lịch sử Vụ thảm sát Nho Lâm (Phước Hưng) được xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Các di tích được xếp hạng cấp tỉnh gồm có Di tích lịch sử Tân Giảng,Đình làng Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, Di tích lịch sử Văn Chỉ Tuy Phước, Di tích lịch sử Mộ Lê Cơng Miễn, Di tích lịch sử Vinh Quang, Di tích kiến trúc Chùa Bà, Di tích lịch sử Nhà lưu niệm Xuân Diệu, Di tích lịch sử Nhà lưu niệm Chi bộ Đề-pơ Diêu Trì.

Như vậy, di tích được xếp hạng sớm nhất vào năm 1982, di tích được xếp hạng gần nhất là năm 2012. Hiện nay huyện đang xúc tiến đề nghị đăng ký bảo vệ, xấp hạng các di tích: Di tích khảo cổ Thành Thị Nại, Chămpa (Phước Hịa), Di tích lịch sử Thị tứ Nước Mặn (Phước Quang), các di tích lịch sử- cách mạng Núi Trường Úc (Thị trấn Tuy Phước), Núi Kỳ Sơn (Phước Sơn) và các di tích văn hóa Tu viện Ngun Thiều (Phước Hiệp), Nhà thờ Nước Mặn (Phước Hòa)…

Cùng với việc xúc tiến xếp hạng, Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch đã thực hiện thống kê, lập danh sách các di tích lịch sử - văn hóa trên tồn địa bàn tỉnh, trong đó có Tuy Phước.

Các hoạt động trùng tu, tơn tạo di tích ở Tuy Phước cũng đã được triển khai tương đối sớm và đã mang lại những kết quả nhất định.

Mộ danh nhân văn hóa Đào Tấn, trước đây nằm trên núi Huỳnh Mai, gần như một phế tích trên khu vực hoang vu, ít người qua lại. Từ những năm cuối thấp kỷ 80 Thế kỷ XX, huyện (từ nguồn kinh phí của mình) đã tiến hành xây dựng bậc tam cấp (bằng đá) hàng trăm bậc lên đến mộ, xác định khu vực bảo vệ. Tiếp đến, huyện đầu tư kinh phí xây dựng đường bê-tơng xi măng (500m) dẫn đến mộ, tạo điều kiện cho du khách đến thăm viếng, tìm hiểu, nghiên cứu.

Đối với Tháp Bánh Ít, quần thể gồm có 4 tháp Chăm, từ nguồn vốn của

Chương trình mục tiêu Quốc gia cùng với nguồn vốn của tỉnh, Ban Quản lý di tích tỉnh, từ năm 1997 đến năm 2004, đã tiến hành trùng tu, chống xuống cấp di tích rất có giá trị này với tổng kinh phí là 2,1 tỷ đồng. Việc xây dựng tường rào bảo vệ, xây mới cổng vào Tháp, bố trí người bảo vệ, triển khai thu phí khách tham quan…cũng đã được triển khai nhằm bảo vệ và phát huy di sản này. Hiện nay, Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh đã lập quy hoạch tơn tạo, phát huy di tích, trình và được UBND tỉnh phê chuẩn. Công việc chỉ định thầu đang được xúc tiến.

Tháp Chăm Bình Lâm tọa lạc ở Thơn Bình Lâm, xã Phước Hịa. Trước đây tháp này cũng nằm trong tình trạng phế tích. Năm 2010, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học (thuộc Viện khoa học xã hội Nam Bộ) phối hợp với Ban Quản lý di tích tỉnh tiến hành khai quật thám sát. Sau khai quật, khi có đủ cứ liệu có thể phục dựng nguyên trạng, Ban Quản lý di tích tỉnh đã triển khai cơng tác chống xuống cấp di tích này. Tiếp đó, UBND huyện, phối hợp UBND xã Phước Hòa tiến hành di dời các hộ dân lấn chiếm đất, xây dựng nhà trong khu vực bảo vệ di tích, trả lại khơng gian cần thiết cho di tích, đồng thời xây dựng đường bê- tông gần 1 km, tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan du lịch đến thăm viếng. Vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch, và Ban Quản lý di tích tỉnh đang tiến hành trùng tu di tích tháp Chăm này.

Năm 1991, sau khi hồ sơ di tích hồn thành, UBND xã Phước Hưng đã tiến hành xây dựng Đài tưởng niệm các nạn nhân Vụ thảm sát Nho Lâm gần Nghĩa trang liệt sĩ xã để thuận tiện cho việc tổ chức tưởng niệm hàng năm và giáo dục truyền thống cho thề hệ trẻ. Đáng lưu ý là việc xây dựng Đài tưởng niệm cách địa điểm xảy ra sự kiện (Am Xác Luyến, Xóm Miễu Bào Long) gần 2 km và nội dung ghi trên Đài tưởng niệm và nội dung bia di tích khơng thống nhất với nhau, sai nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo tồn. Hiện nay, UBND huyện đã kiến nghị xây dựng lại khu di tích này với diện tích 3300 m2 với các hạng mục tường rào, cổng ngõ, sân hành lễ, bãi để xe, nâng mặt bằng, làm đường bê-tông khoảng 170 m, cải táng mộ tập trung vào di tích, xây mới nhà bia tưởng niệm…với tổng kinh phí 1,8 tỷ đồng. Kiến nghị này đã được UBND tỉnh chấp thuận về chủ trương và hỗ trợ kinh phí.

Đối với di tích Văn Chỉ Tuy Phước, năm 2000, từ nguồn kinh phí vận động từ các doanh nghiệp (xã hội hóa), huyện đã tiến hành xây dựng mới lại Văn Chỉ ngay trên nền móng cũ của di tích này. Tượng bán thân Đào Tấn, Xuân Diệu, hai danh nhân văn hóa tiêu biểu của Tuy Phước, được đặt trang trọng trên lối đi vào, biểu trưng cho truyền thống văn hóa, truyền thống hiếu

học của con người Tuy Phước. Khuôn viên Văn Chỉ Tuy Phước được thiết kế, xây dựng lại với khơng gian thống đãng, có cây xanh, vườn hoa, ghế đá, tạo cảnh quan phù hợp với khơng gian của một di tích và thuận tiện cho du khách. Đây là một trong những di tích được phát huy giá trị khá tốt ở Tuy Phước.

Cũng từ nguồn kinh phí của huyện, Nhà lưu niệm Xuân Diệu được xây dựng khá khang trang ngay tại từ đường quê ngoại ông, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa. Sau khi xây dựng xong, huyện phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh tiến hành sưu tầm tài liệu, hiện vật để trưng bày tại đây. Nhà lưu niệm có 3 phịng. Phịng chính, ở giữa, dành cho việc thắp hương, tưởng nhớ Nhà thơ, có đặt trang trọng ảnh và tượng bán thân ơng. Phịng thứ hai được trưng bày ảnh, nhiều hiện vật với chủ đề Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Diệu. Hiện vật ở phịng thứ 3 có chủ đề Tưởng nhớ nhà thơ Xn Diệu gồm có hình ảnh về lễ tang, hình ảnh các vị lãnh đạo nhà nước, bạn bè, thân quyến đến viếng tại lễ tang Nhà thơ và nhiều hiện vật có ý nghĩa khác. Vừa qua, huyện đã tiến hành tu bổ, chống xuống cấp. Trong tình trạng hiện nay, khn viên của di tích này cịn chật, khơng gian rất bó hẹp. Huyện Tuy Phước đang xúc tiến việc thỏa thuận, vận động một số hộ dân di dời nhà ở, tiến tới mở rộng diện tích khn viên di tích, đảm bảo cho di tích một khơng gian cần thiết, phù hợp và tiến hành xây dựng vườn hoa, tường rào, cổng ngõ.

Di tích lịch sử Vụ thảm sát Tân Giảng, Phước Hịa được UBND tỉnh Bình Định cơng nhận năm 1994. Đến năm 2005, từ nguồn kinh phí hơn 500 triệu đồng của huyện, di tích này được xây dựng ngay tại nơi xảy ra vụ thảm sát với các hạng mục như nâng cao trình nền, xây dựng Nhà Bia ghi tên những nạn nhân trong vụ thảm sát, xây dựng tường rào, cổng ngõ bảo vệ. Di tích này tọa lạc gần Nhà lưu niệm Xuân Diệu nên xã đã đầu tư xây dựng đường bê- tông xi măng dẫn đến hai di tích, rất thuận tiện cho khách viếng thăm.

Đình Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, thờ thần hồng làng, Đào Tấn được tơn vinh là một trong những thần hồng của làng, là một di tích văn hóa đình

làng tiêu biểu của tỉnh Bình Định. Di tích này được Ban Quản lý di tích tỉnh đầu tư kinh phí trùng tu, sửa chữa, chống xuống cấp, xây dựng cổng đình, tường rào bảo vệ, cắm mốc giới.

Năm 2012, Nhà lưu niệm Chi bộ đề-pô Diêu Trì được xây dựng với các hạng mục Nhà lưu niệm, tường rào cổng ngõ khá quy mơ. Kinh phí xây dụng khoảng 7 tỷ đồng từ nguồn kinh phí của tỉnh, huyện và nguồn xã hội hóa (các doanh nghiệp đóng góp 600 triệu đồng). Di tích này đã xây dựng xong, khánh thành và đưa vào sử dụng.

Các di tích được xếp hạng khác cũng được quan tâm tôn tạo, bảo vệ. Di tích lịch sử Mộ Lê Cơng Miễn được Bảo tàng Quang Trung đầu tư xây dựng tường rào bảo vệ. Hiện nay huyện Tuy Phước đang xúc tiến việc mở đường vào di tích với độ dài khoảng 2 km tính từ đường liên xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người đến viếng thăm. Di tích kiến trúc Chùa Bà đã được công nhận bảo vệ và việc mở rộng khuôn viên Chùa đang được các ngành chức năng của xã, huyện, tỉnh xúc tiến nhằm tạo điều kiện cho việc tổ chức lễ hội hàng năm và tồn bộ kinh phí mở rộng khn viên di tích được thực hiện theo phương thức xã hội hóa. Di tích lịch sử Vụ thảm sát Vinh Quang hiện nay, tuy muộn nhưng cũng được xúc tiến khảo sát, chọn vị trí để có kế hoạch xây dựng bia và cắm mốc giới bảo vệ.

Cũng với mục tiêu bảo tồn, phát huy hiệu quả di sản văn hóa vật thể trên địa bàn, huyện đã nghị UBND tỉnh xếp hạng Mộ danh nhân Lê Đại Cang, một công thần nổi tiếng thời Nguyễn. Việc đề nghị của huyện đã được tỉnh chấp thuận và các ngành chức năng của tỉnh đang xúc tiến chuẩn bị nội dung, tổ chức hội thảo khoa học làm cơ sở cho việc xếp hạng di tích này. Huyện cũng đã đề nghị tỉnh cho chủ trương xây dựng Nhà thờ Đào Tấn tại khn viên Đình Vinh Thạnh, hiện nay UBND tỉnh chưa có ý kiến. Cũng trong phạm vi trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn, huyện đã đề nghị tỉnh cho chủ trương tơn tạo, nâng cấp Mộ danh nhân văn hóa Đào Tấn

xứng đáng với công lao, tầm ảnh hưởng của nhân vật này; đồng thời đề nghị xếp hạng di tích Chợ Gị (thị trấn Tuy Phước).

Có thể thấy, hầu hết các di tích lịch sử- văn hóa được xếp hạng ở Tuy Phước đã cơ bản được đầu tư chống xuống cấp, tôn tạo, xây mới, cắm mốc địa giới bảo vệ. Hiện tượng xâm hại di tích đến nay hầu như khơng xảy ra. Các di tích đều được đưa vào sử dụng, bước đầu phát huy giá trị.

Việc phát huy giá trị các DSVH vật thể cũng có những kết quả bước đầu. Hầu hết các di tích tuy khơng nhiều nhưng đều có người đến tham quan, thăm viếng, có cả khách tham quan là người nước ngồi. Trong hệ thống di tích ở huyện, khách tham quan chú ý nhiều nhất đến các di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng Tháp Bánh Ít, Bình Lâm; Mộ và từ đường Đào Tấn; Vụ thảm sát Nho Lâm, Tân Giảng; Văn Chỉ Tuy Phước; Nhà lưu niệm Xuân Diệu; Di tích kiến trúc- nghệ thuật Chùa Bà.

Các di tích Tháp Bánh Ít, Bình Lâm nằm trong quần thể tháp Chăm có phong cách Bình Định. Theo các nhà nghiên cứu, quần thể tháp Chăm Bình Định chứa đựng những tính độc đáo và giá trị mang tầm khu vực Đông Nam Á. Do vậy, cùng với trùng tu, tôn tạo phát huy, thu hút khách tham quan, du lịch, UBND tỉnh Bình Định đang xúc tiến xây dựng hồ sơ đề nghị Chính phủ đề nghị UNESCO cơng nhận quần thể tháp Chăm Bình Định là di sản văn hóa thế giới.

Các hoạt động phát huy ở một số di tích cấp tỉnh cũng được các cơ quan chức năng của huyện và tỉnh quan tâm phối hợp thực hiện thường xuyên. Hằng năm, vào ngày giỗ Đào Tấn (rằm tháng 7 Âm lich), UBND tỉnh và huyện tổ chức dâng hương, tôn vinh tại Mộ Đào Tấn và từ đường của ông tại Vinh Thạnh. Sau lễ dâng hương, địa phương tổ chức hát bội phục vụ người dân tại đây. Cũng hằng năm, huyện và các cơ quan liên quan của tỉnh như Sở Văn hóa- Thể thao- Du Lịch, Hội văn học, nghệ thuật tỉnh, Câu lạc bộ thơ Xuân Diệu trực thuộc Chi hội văn học Bình Định, xã Phước Hịa và gia đình

tổ chức dâng hương vào ngày giỗ Xuân Diệu (18/12). Hoạt động này thu hút nhiều văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, giáo viên và người dân đến dự khán hàng năm. Sau lễ dâng hương thường diễn ra các hoạt động giao lưu văn nghệ, ngâm thơ, phát biểu cảm tưởng; các nhà nghiên cứu công bố những nghiên cứu mới về Xuân Diệu…

Các hoạt động phát huy Di tích Chùa Bà cũng được tổ chức thường xuyên hàng năm gắn với lễ hội được tổ chức ở đây.

Trong số các di tích, các hoạt động phát huy giá trị Văn Chỉ Tuy Phước được tổ chức quy mơ với nhiều hoạt động phong phú nhất. Vì Văn chỉ (trước đây được xây dựng với mục đích tơn vinh Nho học, sĩ tử thành tài nhờ học vấn và thờ Khổng Tử) được huyện khôi phục xây dựng với mục đích tơn vinh, khuyến khích sự học. Ý nghĩa văn hóa đó được khai thác, trao truyền đến cộng đồng từ những hoạt động thống kê danh sách những người có học vị cao, có cơng lao đối với đất nước, với Bình Định và Tuy Phước. Hằng năm tại đây, Hội khuyến học huyện tổ chức trao học bỗng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó học giỏi, học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn có nguy cơ bỏ học. Đặc biệt, những năm gần đây, dưới sự chủ trì của Huyện ủy, vào dịp tết Nguyên Đán, huyện tổ chức trao học bổng (từ nguồn vận động xã hội hóa) cho sinh viên là con em của các gia đình ở địa phương đang học cao đẳng và đại học mà có thành tích học tập từ loại giỏi trở lên. Những hoạt động tại Văn Chỉ Tuy Phước được sự quan tâm và ủng hộ lớn của cộng đồng cư dân địa phương vì ý nghĩa tinh thần của nó.

Cũng nhằm phát huy giá trị các DSVH ở địa phương, Phịng Văn hóa- Thơng tin phối hợp với Phịng Giáo dục- Đào tạo tổ chức huy động học sinh các trường học trong huyện tham gia vào các hoạt động chăm sóc di tích. Mỗi di tích được xếp hạng được giao cho một trường học ở gần di tích. Các trường học đã tổ chức được một số hoạt động như định kỳ đưa học sinh đến tham viếng, dọn vệ sinh, tôn tạo cảnh quan môi trường. Một

số trường đã tổ chức qun góp kinh phí trang bị ghế đá phục vụ khách tham quan hay góp kinh phí xây mới bia di tích. Một số trường học đã được đặt tên danh nhân địa phương như Trường trung học phổ thông Xuân Diệu (thị trấn Tuy Phước), Nguyễn Diêu (Phước Sơn). Hiện nay huyện đang xúc tiến việc triển khai thực hiện Đề án đặt tên danh nhân cho các trường học trong toàn huyện.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể

Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể trên địa bàn huyện cũng đạt được một số kết quả bước đầu.

Các lễ hội quan trọng ở huyện được quan tâm bảo tồn và phát huy. Lễ

hội Chợ Gò vào mùng 1 và 2 Tết Nguyên đán nổi tiếng ở trong và ngồi tỉnh. Hằng năm, huyện chủ trì tổ chức Lễ hội này. Ngồi phần lễ, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như múa lân, đánh cờ người, trò chơi đập ấm, biểu diễn Võ cổ truyền dân tộc, hát Tuồng, đánh Bài chịi cổ, hơ lơ tơ…được đưa vào lễ hội, tạo khơng khí vui xuân sinh động, hấp dẫn, thu hút rất đơng người trẩy hội trong và ngồi tỉnh. Các hoạt động bn bán, lấy lộc đầu năm được khuyến khích duy trì.

Hội đua thuyền truyền thống cũng được huyện chủ trì tổ chức hàng năm vào mùng 2 Tết Nguyên đán (nguồn kinh phí do huyện và xã phối hợp) tại sơng Gị Bồi, xã Phước Hịa, với các hoạt động như đua thuyền rồng truyền thống, đua sõng câu, lội sông bắt vịt, đua thuyền thúng. Lễ hội phát huy tốt các giá trị cộng đồng, giá trị văn hóa biển nên thu hút đông đảo nhân dân trong huyện đến tham dự.

Lễ Hội Chùa Bà được quan tâm duy trì và trên thực tế quy mô ngày

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 64 - 78)