Xây dựng quy hoạch và kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 92 - 93)

các nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hoá, văn nghệ dân gian đã xuất bản một

3.2.2.Xây dựng quy hoạch và kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

sản văn hóa

Xây dựng quy hoạch chung, tổng thể về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trên địa bàn huyện là nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện. Quy hoạch này cần được xây dựng trong quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế- xã hội chung của huyện và của tỉnh. Đây là nhiệm vụ khó khăn vì để làm được cần tiến hành điều tra, khảo sát hiện trạng, đánh giá khoa học giá trị lịch sử, khoa học, văn hóa, thực trạng của từng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, sau đó tiến hành phân loại, phân nhóm, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư căn cứ vào khả năng kinh phí của huyện. Khó khăn như vậy trong điều kiện đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa đảm bảo, huyện cần tham khảo các ngành chuyên môn của tỉnh, các nhà khoa học, các tổ chức tư vấn để triển khai xây dựng quy hoạch đảm bảo khoa học, thực thi, phù hợp với mục đích đặt ra.

Trong khi chưa có quy hoạch tổng thể, huyện vẫn phải cần xây dựng quy hoạch các di tích, các quần thể di tích để tránh tình trạng bảo tồn, phát huy tùy tiện, manh mún, thiếu cơ sở khoa học, dẫn đến những sai lầm khơng đáng có. Hiện nay, ngồi các di tích Tháp Bánh Ít, Tháp Bình Lâm đã có quy hoạch tơn tạo và phát huy, tất cả các di tích cịn lại trên địa bàn huyện chưa có quy hoạch. Do vậy, trong điều kiện khó khăn, hạn chế về chun mơn và kinh phí, huyện cần ưu tiên tiến hành quy hoạch các di tích trọng điểm như Mộ Đào Tấn, Di tích Nho Lâm, Văn Chỉ Tuy Phước, Nhà lưu niệm Xuân Diệu, đặc biệt là quần thể di tích ở Phước Hịa gồm Nhà lưu niệm Xuân Diệu, Di tích Tân Giản, Nhà thờ Nước mặn, Di tích thành cổ Thị Nại và gần đó là Di tích kiến trúc Chùa Bà gắn với lễ hội Chùa Bà được tổ chức hàng năm.

Cùng với việc chưa điều tra, thống kê được di sản văn hóa phi vật thể thì quy hoạch đối với loại di sản văn hóa này cũng chưa được thực hiện. Hiện nay huyện chưa có phương hướng bảo tồn cụ thể và phát huy các di sản văn

hóa phi vật thể đặc sắc như Tuồng, Bài chòi…Do vậy huyện cần khẩn trương triển khai quy hoạch các loại hình DSVH phi vật thể và đưa vào thực hiện để tránh sự mai một, thất truyền, trước hết là quy hoạch bảo tồn và phát huy Tuồng, Bài chòi, Võ Cổ truyền , Chèo Bả trạo, các lễ hội truyền thống. Lưu ý trong các nội dung quy hoạch cần khẩn trương triển khai các hoạt động thống kê, kiểm kê, lập danh sách, tiến hành tư liệu hóa và tổ chức các hoạt động diễn xướng.

Quy hoạch tổng thể DSVH vật thể cần xây dựng đồng thời với quy hoạch tổng thể DSVH phi vật thể. Hai hệ thống di sản này có quan hệ biện chứng với nhau. Các DSVH vật thể luôn cần đến việc phát huy các ý nghĩa văn hóa của nó ra cộng đồng và có như vậy nó mới tồn tại. Hiện nay các tháp Chăm nổi tiếng của Bình Định rơi vào tình trạng thờ ơ của du khách có một phần nguyên nhân là các di tích tuy rất giá trị nhưng lại thiếu các hoạt động văn hóa kèm theo như múa Chăm, nhạc Chăm để diễn tả những ý nghĩa văn

hóa của di tích. Đây là kinh nghiệm q trong cơng tác quy hoạch. Ngược lại,

các DSVH phi vật thể lại rất cần khơng gian thực để tồn tại. Ví dụ như khơng gian của Chèo Bả trạo là cảnh chèo thuyền trên sông nước, cảnh diễn của Tuồng, Bài chịi là sân đình, khơng gian cơng cộng làng xã, Võ Cổ truyền cũng nằm trong yêu cầu đó.

Trên cơ sở những quy hoạch được lập, huyện xây dựng kế hoạch từng thời kỳ để chủ động trong triển khai các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH và chủ động bố trí kinh phí đầu tư.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 92 - 93)