Đặc điểm di sản văn hóa ở Tuy Phước

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 52 - 54)

Văn hóa suy cho cùng là sự phản ánh tinh thần của cộng đồng trong một điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử và xã hội nhất định, là cái cịn lại sau khi tất cả đã biến đổi. Đó là triết lý về vũ trụ, nhân sinh, quan niệm về thẩm mỹ, tinh thần nhân văn, nét đẹp trong ứng xử…những cái cốt lõi của văn hóa đảm bảo cho sự trường tồn của hệ thống các giá trị. Trong phạm vi một huyện nhưng con người Tuy Phước hôm nay thừa hưởng một DSVH khá lớn và có bề dày thâm hậu. Cho dù việc xác định cái gì là sáng tạo của riêng Tuy Phước là không nhiều nhưng quan trọng hơn là các giá DSVH biểu hiện trong các hiện tượng văn hóa thấm đẫm những đặc trưng văn hóa của Bình Định, và rộng hơn là miền Trung và cả nước đã song hành cùng cuộc sống và sự sáng tạo văn hóa của con người nơi đây, từ các danh nhân văn hóa cho đến người dân chân lấm tay bùn và được truyền thụ từ thế hệ này đến thế hệ khác cho đến tận hơm nay. Đặc trưng lớn nhất có thể thấy ở văn hóa nơi đây là sự giao hịa, tiếp biến giữa văn hóa biển và văn hóa lúa nước vùng duyên hải, đơn giản vì nghề biển và làm nơng nghiệp lúa nước trong lưu vực của hai dịng sơng lớn của Bình Định là hai nghề sinh sống chính của người dân nơi đây. Một đặc trưng của văn hóa Bình Định và biểu hiện đậm nét ở Tuy Phước là sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa người Chămpa và người Đại Việt trong quá trình mở nước vào đàng Trong. Riêng ở Tuy Phước đã từng diễn ra sự giao lưu văn hóa rất sớm giữa người Đại Việt đến đây, người Chămpa, người Minh Hương và các nhà truyền đạo, nhà buôn phương Tây khi Cảng thị Nước Mặn đang trong thời cực thịnh. Điều này thể hiện rõ ở lễ hội Nước Mặn hiện nay, ở sự xuất hiện sớm của Thiên Chúa Giáo. Theo Nguyễn Xuân Nhân, Cảng thị Nước Mặn thời cực thịnh cịn là nơi nhen nhúm hình thành chữ Quốc ngữ

thơng qua hoạt động La- tinh hóa tiếng Việt vì mục đích truyền đạo của các giáo sĩ đến đây [34, tr.196].

Là một huyện có nhiều di tích trong tỉnh, DSVH vật thể ở Tuy Phước đa dạng về loại hình: di tích khảo cổ, di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến, di tích kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh. Là khu vực có vị trí chiến lược về quân sự, nơi xảy ra giao tranh ác liệt giữa quân Cách mạng và Mỹ, Ngụy nên một huyện mà có tới 3 di tích là chứng tích 3 vụ thảm sát đối với người dân vơ tội của lính Chư hầu, những chứng tích đau thương cho độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Di tích kiến trúc, nghệ thuật ở đây khá đa dạng, phong phú. Các tháp Chăm Bình Lâm đại diện phong cách Bình Định cuối thế kỷ X, đầu XI, cụm Tháp Bánh Ít cũng mang phong cách này ở thế kỷ XII. Chùa Bà, Phước Quang, là ngơi chùa có kiến trúc độc đáo theo phong cách Nam Trung Hoa (mái cong, hai đầu dốc hình thuyền, mái hai tầng, đỉnh trang trí hình lưỡng long chầu triều). Các cơng trình kiến trúc gơ- tích tơn giáo như Nhà thờ Nước Mặn (Phước Hòa), Tu viện Làng Sông (Phước Thuận), Nhà thờ Xuân Phương (Phước Sơn) xuất hiện sớm ở Tuy Phước cũng như Bình Định là những điểm nhấn đáng lưu ý về kiến trúc - nghệ thuật.

Một đặc điểm nữa là các di tích nơi đây tương đối tập trung, tạo thành quần thể với khoảng cách tương đối gần nhau. Nếu đi từ hướng bắc vào nam các di tích nối tiếp gần nhau từ Đơ thị Nước Mặn, Nhà thờ Nước Mặn, Nhà lưu niệm Xuân Diệu, di tích Tân Giản, tháp Bình Lâm, Nhà thờ Xuân Phương đến Văn Chỉ Tuy Phước, Đình làng Vinh Thạnh, Tháp Bánh Ít. Sự phân bổ liên hồn như vậy rất thuận tiện cho khách tham quan, du lịch và cũng là điều kiện thuận lợi cho việc lập ra các tua du lịch vì Tuy Phước ở ngay cạnh thành phố Quy Nhơn, lại có hai tuyến Quốc lộ 1A và 19 đi qua.

DSVH phi vật thể Tuy Phước vô cùng phong phú, đa dạng. DSVH này phản ánh sâu đậm đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của con người Tuy

Phước trong tiến trình lịch sử. Di sản này cũng gắn liền và phản ánh sâu sắc những đặc trưng về tự nhiên, địa lý, khí hậu, lịch sử, xã hội và đời sống sản xuất, sinh hoạt của cư dân nơi đây. Sự giới thiệu khái quát về DSVH phi vật thể ở phần trên đã nói lên điều này.

Từ sự gắn bó mật thiết với sinh hoạt văn hóa, tinh thần và lao động của nhân dân và do tích tụ theo thời gian và phương thức truyền miệng, sự đơn giản, mộc mạc về âm nhạc, ca từ, vần, nhịp dễ thuộc, dễ nhớ, một đặc điểm dễ thấy của văn hóa dân gian, nên các câu hị, ví, hát h tình, các làn điệu bài chòi…phản ánh đậm nét cốt cách, phong tục, tập quán, tâm hồn người dân nơi đây và tồn tại mãi cho đến hôm nay. Điều này dễ nhận thấy trong các hội diễn văn nghệ quần chúng. Rất nhiều diễn viên khơng chun khơng những hát được mà cịn hát rất hay các làn điệu dân ca. Các tiểu phẩm sân khấu dự thi hoặc các tiểu phẩm câu chuyện truyền thanh nếu có đưa vào các làn điệu dân ca, nhất là Bài Chịi thì thu hút và gây ấn tượng mạnh đối với người dự khán, dự thính. Trong sự phong phú của DSVH phi vật thể (thơ ca dân gian, chuyện kể dân gian, lễ hội, tri thức dân gian, mỹ thuật, kiến trúc, làng nghề truyền thống, trò chơi dân gian, nghệ thuật sân khấu), các DSVH tiêu biểu Tuồng, Bài Chòi, chèo Bả trạo, hò, lễ hội tuy trải qua nhiều thăng trầm, nhưng cịn hiện hữu trong sinh hoạt văn hóa hiện nay ở Tuy Phước. Có lẽ sức sống lâu bền của các loại hình nghệ thuật dân gian, sân khấu cho đến hơm nay, về hình thức cũng như nội dung, trong đời sống tâm hồn con người nơi đây là cơ sở tin cậy cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH phi vật thể.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 52 - 54)