Công tác truyền thơng về di sản văn hóa và bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 58 - 60)

các giá trị di sản văn hóa

Truyền thơng đại chúng có vai trị quan trọng trong việc phổ biến thơng tin tri thức. Đối với truyền thông DSVH cũng như việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nói riêng trong thời gian qua ở huyện Tuy Phước đã đạt được một số kết quả bước đầu.

Hoạt động truyền thông chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở. Những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư kinh phí cho hệ thống này, đặc biệt là hiện đại hóa phương tiện truyền, phát thanh nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến thông tin đến với công chúng.

Đài Truyền thanh huyện và cơ sở đã tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chủ trương của huyện trên lĩnh vực văn hóa, DSVH và hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH trên địa bàn huyện. Chuyên mục Văn hóa và Đời sống được phát sóng trên Đài Truyền thanh huyện một thời gian. Đài Truyền thanh huyện cũng đã nỗ lực đưa tin, phát bài, phóng sự về hầu hết các hoạt động, sự kiện về bảo tồn và phát huy giá trị

DSVH trên địa bàn. Các hoạt động lễ hội lớn như Hội vui xuân Chợ Gò, Hội đua thuyền truyền thống trên sơng Gị Bồi, Lễ hội Chùa Bà, Lễ hội Cầu ngư hằng năm …được phản ánh, thông tin kịp thời đến bạn nghe đài. Việc trùng tu, tôn tạo, xây dựng mới các di tích lịch sử, văn hóa; các hoạt động phát huy giá trị DSVH như việc tổ chức ngày giỗ Đào Tấn tại từ đường của Ông, ngày giỗ Xuân Diệu tại Nhà lưu niệm Xuân Diệu…cũng được phóng viên phản ánh thường xun trên sóng phát thanh.

Truyền thơng, quảng bá về DSVH và bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH trong thời gia qua được tỉnh Bình Định quan tâm, đẩy mạnh thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, kể cả việc phối hợp, cộng tác với các cơ quan truyền thông Trung ương. Nhiều trang website như www.svhttbđ.com.vn, baobinhdinh.com.vn,gomgosanh.com.vn,binhdinhnngaynay.com.vn,tuyphuoc -binhdinh.org.com.vn…và các tạp chí chun ngành văn hóa cũng đã đăng tải một lượng lớn thơng tin về DSVH Bình Định, Tuy Phước. Với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo cơ hội để cộng đồng tiếp cận DSVH của tỉnh nói chung và Tuy Phước nói riêng, hiểu được ý nghĩa của DSVH và hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH, các nội dung truyền thông được thực hiện cụ thể qua các chuyên mục văn hóa, qua việc giới thiệu cụ thể từng di sản…với số lượng bài viết thường xuyên và thời lượng đáng kể. Đáng lưu ý là nội dung quảng bá ngày càng đi vào cụ thể, có chiều sâu và tác động khá tích cực đến cơng chúng tồn tỉnh, trong đó có cộng đồng Tuy Phước, góp phần đáng kể nâng cao nhận thức, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận ngày càng nhiều với DSVH và hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH.

Ở một góc độ khác, việc tổ chức hai năm một lần Lễ hội Văn hóa Thể thao miền biển nhằm tơn vinh văn hóa của cư dân biển; cũng hai năm một lần tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức Festival Võ cổ truyền dân tộc có tầm vóc quốc tế, thu hút các mơn phái, các dịng võ có nguồn gốc từ võ Tây Sơn từ

nhiều tỉnh bạn và trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ đến tham dự; các hoạt động tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích văn hóa- lịch sử trên địa bàn huyện…cũng có tác động tích cực, dưới góc độ truyền thơng, đến việc nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với DSVH.

Tương tự, các hoạt động lễ hội, các hoạt động phát huy các DSVH vật thể và phi vật thể do huyện tổ chức; việc huyện xuất bản một số sách về di sản văn hóa như "Đất và người Tuy Phước”, "Nhớ Xuân Diệu” và việc một số nhà nghiên cứu đã xuất bản sách nghiên cứu về văn hóa có liên quan đến Tuy Phước cũng có tác dụng truyền thơng, nâng cao nhận thức cộng đồng.

Tuy có nhiều kết quả bước đầu trong vấn đề truyền thông nhưng ở lĩnh vực này cịn có nhiều hạn chế. Con số 103/206 (50%) phiếu trả lời rằng thỉnh thoảng hoặc không chú ý đến việc xem (hoặc nghe) các chương trình giới thiệu về DSVH trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy mức độ quan tâm của cộng đồng Tuy Phước về DSVH còn khá hạn chế. Một số hạn chế khác đáng lưu ý ở huyện là việc truyền thông chưa thực hiện thường xuyên, sách, cơng trình nghiên cứu ít, chưa tồn diện, đội ngũ nghiên cứu khá hiếm hoi. Đáng lưu ý là huyện chưa có kế hoạch cụ thể về truyền thơng, quảng bá DSVH, do vậy chưa xác định các vấn đề quan trọng như mục đích, nội dung, phương pháp, kênh truyền thơng, kinh phí, các lực lượng tham gia truyền thơng, phân cấp trách nhiệm truyền thông…. Do vậy, hoạt động truyền thơng trong thời gian qua cịn thụ động, chưa thường xuyên và mang lại hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w