Tổ chức các hoạt động, bộ máy và cán bộ làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 60 - 64)

tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 25/12/1998, Huyện ủy Tuy Phước ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện toàn diện về xây dựng và phát triễn văn hóa, trong

đó có cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn huyện. Văn bản này cũng là cơ sở chỉ đạo để các xã, thị trấn xây dựng chương trình hành động, tổ chức triển khai thực hiện.

Chương trình hành động nêu trên xác định:

Tích cực đẩy mạnh phong trào sáng tạo văn học, nghệ thuật và biểu diễn văn nghệ trong quần chúng nhân dân. Khai thác các giá trị văn hóa truyền thống địa phương, có kết hoạch khơi phục các đội tuồng, chèo Bả trạo, hơ Bài chịi…Xem xét thành lập các câu lạc bộ văn học, nghệ thuật…để thực sự đưa các loại hình văn học- nghệ thuật thâm nhập vào đời sống nhân dân. Cần chú ý hướng dẫn công chúng, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng khơng ngừng nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, trình độ thưởng thức nghệ thuật, đặc biệt phải có sự hiểu biết nhất định về các loại hình văn hóa truyền thống. Tổ chức các cuộc hội thảo, tuyên truyền, giới thiệu cái hay, cái độc đáo của Tuồng, Bài chòi, chèo Bả trạo…

Tiếp tục giữ vững và phát huy sản phẩm văn hóa vật chất, sưu tầm, nghiên cứu, định hình cho được các loại hình văn hóa truyền thống, lễ hội truyền thống ở địa phương. Tăng cường bảo vệ tốt các di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng; trùng tu Văn Chỉ. Nghiên cứu các cứ liệu khoa học để xác định đúng đắn các lễ hội Chợ Gò, Hội Chùa Bà, Cầu ngư…Kiên quyết loại trừ các yếu tố nhằm khôi phục các hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan…Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội [25, tr.7].

Chương trình hành động nêu trên đã đề cập tương đối đầy đủ các vấn đề cơ bản nhất nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH trong phạm vi nhiệm vụ của cấp huyện trong tổng thể chung các vấn đề của Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở phạm vi địa phương. Văn bản này đã thể hiện sự nhận

thức tương đối đầy đủ về ý nghĩa của DSVH cũng như hoạt động phát huy giá trị DSVH. Đến nay, nhiều phần việc đã được triển khai thực hiện trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở (sẽ được đánh giá cụ thể hơn ở Mục 2.2.4), nhưng cũng có nhiều phần việc, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, đã chưa được triển khai.

Tháng 11/2000, UBND tỉnh ban hành Đề án bảo tồn và phát huy các DSVH dân tộc. Bên cạnh xác định các di tích lịch sử văn hóa chung cả tỉnh, trong đó có Tuy Phước, Đề án đã đề cập khá toàn diện hệ thống các vấn đề cần triển khai trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH. Đặc biệt đề án đã giao cho UBND các huyện, thành phố trong tỉnh căn cứ vào Đề án, chủ động phối hợp với Sở Văn hóa và Thơng tin và các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước và một số vấn đề liên quan trên địa bàn[54, tr.22]. Đến năm 2003, Phịng Văn hóa và Thơng tin huyện đã tham mưu UBND huyện xây dựng dự thảo Kế hoạch bảo tồn và phát huy các DSVH trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, vì lý do chưa bố trí được nguồn kinh phí (về việc này, do tỉnh chưa có văn bản chỉ đạo phân cấp bố trí nguồn kinh phí cấp huyện) nên Kế hoạch đã khơng được ban hành cho đến nay. Đây là hạn chế, biểu hiện sự thiếu chặt chẽ trong quá trình triển khai, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở Tuy Phước. Kế hoạch và kinh phí chưa được xác định dài hạn trên cơ sở pháp lý nên huyện chưa chủ động được nguồn kinh phí triển khai.

Vấn đề đáng lưu ý, và cũng đáng ngạc nhiên, khi mà Luật Di sản văn hóa ra đời đã 12 năm nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự phân cấp cụ thể về trách nhiệm quản lý, phạm vi, mức độ thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH giữa tỉnh, huyện và xã. Ở huyện tuy đã có đầu tư kinh phí trùng tu một số di tích và trực tiếp tổ chức một số hoạt động lễ hội nhưng chưa thành lập được Ban Quản lý DSVH, các xã có di tích lịch sử, văn hóa cũng nằm trong tình trạng tương tự. Hiện nay, trên danh nghĩa, các di tích lịch

sử cấp quốc gia, cấp tỉnh đăng ký bảo vệ đều do tỉnh quản lý thông qua Ban Quản lý di tích và Bảo tàng Quang Trung trực thuộc Sở Văn hóa- Thơng tin- Du lịch. Việc xác định trách nhiệm chưa cụ thể cũng ảnh hưởng đến hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn huyện.

Về quản lý nhà nước, Phịng Văn hóa- Thơng tin tham mưu UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước theo quy định tại Nghị định 92/2002/NĐ- CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa (2002) đối với cấp huyện: “Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể trong phạm vi địa phương; tổ chức ngăn chặn, bảo vệ, xử lý vi phạm; đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xếp hạng và xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị di tích.”.

Thực hiện trách nhiệm tham mưu, Phịng Văn hóa - Thơng tin bố trí 1 cơng chức phụ trách (kiêm nhiệm) công tác này theo các nhiệm vụ đã được quy định.

Ở cấp xã chủ yếu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ di tích, báo cáo cho huyện những sự cố xảy ra đối với di tích; tổ chức hay phối hợp với huyện, tỉnh tổ chức các lễ hội; phối hợp với huyện thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến trùng tu, tơn tạo di tích (khảo sát thực địa, xác định quỹ đất, vận động các hộ dân di dời…). Xã có một cán bộ kiêm nhiệm cơng tác này.

Trong những năm qua, cấp huyện đã tổ chức tuyên truyền Pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh; Luật Di sản văn hóa và các văn bản liên quan khác của Trung ương, của tỉnh. Huyện cũng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với tuyên truyền, huyện đã sớm triển khai trùng tu, tơn tạo một số di tích; xây dựng mới một số di tích; tổ chức các hoạt động phát huy; kêu gọi xã hội hóa…Theo điều tra xã hội học mà chúng tơi thực hiện, có

49/206 (23,8%) phiếu trả lời rất hài lòng và 113/206 (66,02%) phiếu trả lời

hài lòng về việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn huyện. Về sự

quan tâm của cấp ủy, chính quyền và cộng đồng đến hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn, có 144/206 (55,4%) phiếu trả lời là rất quan tâm. Đây là đánh giá đáng khích lệ đối với các nhiệm vụ đã triển khai thực hiện trong thời gian qua.

Tuy nhiên, như đã nêu, huyện và xã chưa có cán bộ chuyên trách, cán bộ được bố trí chỉ làm việc kiêm nhiệm, chun mơn chưa đảm bảo, chất lượng tham mưu, giải quyết các vấn đề theo trách nhiệm phân công chưa theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 60 - 64)