Những vấn đề đặt ra trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở huyện Tuy Phước hiện nay

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 84 - 87)

các nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hoá, văn nghệ dân gian đã xuất bản một

2.2.4.2.Những vấn đề đặt ra trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở huyện Tuy Phước hiện nay

văn hóa ở huyện Tuy Phước hiện nay

Chính vì chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò của DSVH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nên kinh phí đầu tư cho nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị DSVH những năm qua hết sức hạn chế. Ngân sách địa phương hàng năm khơng bố trí cho hoạt động này. Tỉnh cũng chưa có chủ trương cụ thể chỉ đạo địa phương phân bổ kinh phí hàng năm dành cho hoạt động này. Cơng tác xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy loại DSVH này hầu như khơng có. Kinh phí thiếu, thiếu quy hoạch, cán bộ yếu năng lực nên dẫn đến rất nhiều hạn chế trong hoạt động bảo tồn và phát giá trị DSVH phi vật thể.

Quản lý nhà nước về DSVH trên địa bàn còn nhiều bất cập nhưng chậm củng cố, điều chỉnh phù hợp. Là một huyện có khá nhiều DSVH nhưng chưa thành lập Ban Quản lý di tích và DSVH, chưa xây dựng quy chế hoạt động. Việc bố trí cán bộ kiêm nhiệm, thiếu chun mơn sâu nên việc tham mưu còn rất nhiều hạn chế ở cả cấp huyện và cấp xã. Theo phân cấp quản lý nhà nước về di tích, huyện chịu trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể trên địa bàn. Tuy nhiên việc bố trí cán bộ khơng có chun mơn và cách thức tổ chức công việc như hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn. Những phần việc chuyên môn trong bảo tồn, phát huy phần lớn phải nhờ đến cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nên việc triển khai thụ động. Vấn đề này cần được quan

tâm giải quyết nhanh chóng để đảm bảo cho việc triển khai thực hiện những nhiệm vụ đặt ra.

Quy hoạch là vấn đề quan trọng chi phối tồn bộ q trình bảo tồn và phát huy giá trị DSVH. Tuy nhiên công tác quy hoạch chưa được thực hiện ở huyện và việc này cản trơ đến việc bảo tồn và phát huy DSVH. Việc quy hoạch là nhiệm vụ khó khăn vì địi hỏi chun mơn cao ở nhiều lĩnh vực và quá tầm đối với năng lực cán bộ cấp huyện. Đây là vấn đền cần chú trọng đặc biệt trong thời gian tới.

Tuy Phước từng là huyện thuần nông, là vựa lúa trọng điểm của tỉnh. Lực lượng lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu lao động địa phương, hiện nay chiếm gần 70%. Việc thực hiện chủ trương cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn của huyện và tỉnh trong những năm qua, q trình đơ thị hóa nhanh ở nhiều khu vực trong huyện, có một lượng lao động lớn của huyện đang làm việc tại các khu cơng nghiệp trong và ngồi huyện. Huyện Tuy Phước nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia và của tỉnh…đã thúc đẩy nhanh q trình đơ thị hóa và hiện đại hóa nơng thơn trên địa bàn. Hằng năm giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn huyện tăng bình quân trên 10%, trong đó giá trị cơng nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu, kinh tế của huyện đang chuyển dịch sang hướng sản suất dịch vụ và cơng nghiệp là chính. Ngồi ra, trong bối cảnh chung của cả tỉnh, cả nước, Tuy Phước cũng chị sự tác động từ sự phát triển mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng, sự tác động từ đô thị lớn như Quy Nhơn, sự tác động của tồn cầu hóa thơng qua mạng internet, truyền hình cap, sự giao lưu văn hóa quốc tế, sự tác động từ các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội có yếu tố nước ngồi…Các q trình đó, một mặt tạo tiền đề cho sự chuyển đổi hệ giá trị văn hóa, một mặt tác động đến sự chuyển đổi đó. Nếu như trước đây đời sống tinh thần của người nông dân chỉ chịu sự chi phối của các giá trị văn hóa, nếp sống, phong

tục, tập quán truyền thống thuần hậu thì nay quá trình chuyển đổi hệ giá trị văn hóa, sự tác động của lối sống cơng nghiệp, đô thị, của các giá trị ngoại lai…đã tác động đến các giá trị văn hóa truyền thống, đến nhu cầu tinh thần, thị hiếu thẩm mỹ. Đến thời điểm này mà nói, tuy chưa có những thống kê, nghiên cứu cụ thể ở Bình Định cũng như Tuy Phước, nhưng từ những biểu hiện bên ngồi, có thể thấy xu hướng chuyển đổi hệ giá trị vẫn mang tính tích cực, các giá trị truyền thống trong quan hệ gia đình, tộc họ, làng xóm, cộng đồng, các phong tục tốt đẹp như thờ cúng ông bà, tổ tiên, quan hệ bằng hữu… vẫn giữ được bản sắc cần có của nó. Tuy nhiên, những biểu hiện xa rời các giá trị văn hóa truyền thống đã xảy ra. Các sinh hoạt văn hóa làng xã như lễ hội, đình đám, cúng thanh minh…đang dần thu hẹp. Các loại hình nghệ thuật truyền thống như Tuồng, Bài Chịi, hát ru, hò vè, dân ca, ca dao…dần bị lấn át bởi các loại nghệ thuật hiện đại trong đời sống người dân, nhất là lớp trẻ.

Những xu hướng biến đổi văn hóa địi hỏi những người có trách nhiệm trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH truyền thống một mặt cần phải nghiên cứu để nhận thức đúng những diễn biến của chúng trong thực tế, một mặt cần thúc đẩy mạnh và hiệu quả việc phát huy các giá trị di sản văn hóa, đảm bảo cho q trình chuyển đổi đúng quy luật, vừa duy trì được bản sắc, vừa đảm bảo văn hóa phát triển, hình thành những giá trị mới tích cực, đóng vai trị động lực phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.

Chương 3

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 84 - 87)