Nghệ thuật sân khấu, dân ca

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 44 - 52)

Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, Tuy Phước có một di sản nghệ thuật sân khấu, dân ca, ca kịch (dân gian và bác học) khá phong phú phản ánh đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Các thể loại dân ca gồm có Tuồng, Bài chịi, chèo Bả trạo, hò, vè, hát sắc bùa, hát đối đáp, hát ru, lý, chèo đưa linh…Trong luận văn này chúng tơi chỉ trình bày một số thể loại dân ca, nghệ thuật sân khấu tiêu biểu.

Hát Bội

Hát Bội (còn gọi là hát Tuồng- kịch bản hát Bội, gọi vắn tắt là Tuồng) là di sản văn hóa phi vật thể của cả nước nói chung trong đó có Bình Định và Tuy Phước. Một số người cho rằng tuồng từ chèo mà ra, do Đào Duy Từ và các nghệ sĩ dân gian miền Trung sáng tạo trên cơ sở nghệ thuật chèo kết hợp với kịch hát Trung Quốc học tập được từ các nghệ sĩ Trung Quốc khi họ phục vụ khách buôn thời kỳ Đàng Trong thuộc họ Nguyễn cai trị [23, tr.6]. Ở Đàng Trong, từ các thời chúa Nguyễn, Tuồng đã phát triển từ cái nơi Bình Định ra Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế rồi tới Gia Định và tiến tới hình thành 3 vùng Tuồng lớn là Tuồng Bình Định, Quảng Nam và Huế [23, tr.7].

Hát Bội là thể loại kịch hát. Về nội dung, hát Bội khai thác và phản ánh những đề tài thuộc loại to lớn, liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc, triều đại với lý tưởng cao cả của những người anh hùng. Do vậy nội dung cung đình, nhân vật phong kiến và chất bi hùng là những đặc điểm của hát Bội. Theo Phạm Xn Hồng, Tuồng có những tính chất căn bản là tính cổ điển, tính kỳ (hành vi, tính cách được đẩy lên mức phi thường, xu hướng huyền thoại hóa đời sống hiện thực) và tính xung đột (thường rất bạo liệt, dữ dội). Nghệ thuật biểu diễn Tuồng có đặc điểm tổng hợp (sự kết hợp hữu cơ giữa nói, hát, múa, diễn xuất của diễn viên); các đặc điểm khác của nghệ thuật này là tả ý, ước lệ, cách điệu. Toàn bộ các thủ pháp nghệ thuật tập trung biểu hiện thế giới nội tâm, đây là đặc điểm bao trùm.

Nếu như Bình Định là cái nơi hát Bội miền Trung thì Tuy Phước đóng góp hai danh nhân có những cống hiến đặc biệt đối với sự phát triển của bộ môn nghệ thuật này ở đây. Nhân vật thứ nhất là Nguyễn Diêu, đậu tú tài, quê ở thôn Nhân Ân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước. Ông là nhà soạn tuồng lỗi lạc, sáng tác hai vở nổi tiếng là Ngũ Hổ Bình Tây và Liệu Đố (Cách chữa bệnh ghen) với văn chương điêu luyện.

Đào Tấn (1845 - 1907) quê ở thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, học trò của Nguyễn Diêu. Ơng được cơng nhận là hậu Tổ Tuồng bởi những đóng góp xuất sắc của mình đối với hát Bội. Ơng đã soạn nhiều vở tuồng như Tân Dã Đồn, Đăng Khấu, Bình Định, Tam Bảo Thái Giám Thủ Bửu, Diễn Võ Đình, Cổ Thành, Trầm Hương Cát…và chỉnh lý các vở Sơn Hậu, Tam Nữ Đồ Vương, Đào Phi Phụng. Theo Vũ Ngọc Liễn, Đào Tấn đã để lại một di sản tuồng cho hậu thế khó có tác giả nào bì kịp[32, tr.61]. Đối với hát Bội Bình Định và Tuy Phước, lúc về hưu, Đào Tấn có cơng lớn khi lập Học Bộ Đình Vinh Thạnh (Phước Lộc, Tuy Phước) mà theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đây thực chất là tổ chức thực nghiệm nghệ thuật[32, tr.57]. Các nghệ sĩ được đào tạo ở đây được bổ túc kiến thức về lịch sử, văn học, nghệ

thuật…, nhờ đó mà trở thành những nghệ sĩ tài năng, tồn diện. Nhờ Học Bộ Đình mà hát Bội ở Tuy Phước, Bình Định hưng thịnh trở lại.

Nếu ai đó đã từng nghe:

Hát Bội hành tội người ta Đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con

hay

Tai nghe trống chầu, đâm đầu mà chạy

có lẽ hiểu được tầm ảnh hưởng của hát Bội đến đời sống tinh thần của người dân Tuy Phước nơi đây một thời như thế nào. Nếu đúng như giả thiết của các nhà nghiên cứu, hát Bội hình thành từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) thì hát Bội đã tồn tại ở đây đến 4 thế kỷ. Vì ra đời lâu như vậy nên hát Bội là bộ môn nghệ thuật tác động rất sâu sắc đến đời sống tinh thần, trở thành một nhu cầu thẩm mỹ của người dân. Các đồn hát Bội được mời đến hát đình, hát miễu, hát án (hát trong các lễ hội Cầu ngư), hát lễ, hát vào dịp tết… Người dân vừa yêu thích, vừa thuộc tuồng tích, hiểu ý tứ văn chương, biết rõ nghệ sĩ diễn giỏi vai đào, kép, lão, tướng, nịnh hoặc hề trong từng vở tuồng. Vì vậy mà phong trào Tuồng có thời rất mạnh, có nhiều đồn tuồng có chất lượng và có thể sống được nhờ vào doanh thu.

Bài Chịi

Hát Bài Chịi, một hình thức diễn xướng nghệ thuật đặc sắc dân gian có từ lâu ở Tuy Phước (và ở Bình Định). Hát Bài Chịi có nguồn gốc từ trị chơi Bài Chòi (hiện nay người ta gọi là Bài Chòi Cổ) trong dân gian. Khi chơi người ta dựng 9 chòi và một sân khấu trung tâm, còn gọi là sân khấu đất ở một bãi đất rộng hoặc trước sân đình, sân miễu. Bộ bài có 30 cặp bài vẽ nhiều hình ảnh kỳ lạ và được đặt tên như nhứt nọc, nhì nghèo, tam quăng, nhất

trị…và được chia cho những người tham gia chơi, ngồi ở các chòi, mỗi chòi

được chia ba thẻ bài (gọi là thẻ vì bài được gắn lên thẻ tre). Khi chơi, anh Hiệu, tổng quản trò ngồi ở chòi trung tâm. Anh Hiệu có vai trị chủ xướng trị

chơi, thường là người có tài ứng khẩu, diễn xuất có duyên, thu hút sự chú ý của người chơi ngồi ở các chòi và người dự khán, làm cho cuộc vui hào hứng. Anh Hiệu cũng là người có thể thuộc lịng nhiều thơ, bài hát, hị, vè sử dụng khi hơ (hát). Khi anh hơ các bài hát có nội dung ứng với thẻ bài nào thì người trúng gõ mõ báo hiệu trúng.

Ví dụ: anh Hiệu hô:

Ngày thường thiếu áo thiếu cơm

Đêm nằm không chiếu lấy rơm làm giường. Dù nơi dép bướm đầy đường,

Màn loan gối phụng ai thương thằng nghèo

Câu này ứng với thẻ nhì nghèo. Nếu chịi nào trúng được 3 thẻ bài thì tới

và là người thắng bài.

Hình thức chơi Bài Chịi Cổ này rất phổ biến trong những dịp vui xuân, hội hè. Ngoài ý nghĩa văn hóa là một trị vui có tính gắn kết cộng đồng, những câu hơ Bài Chịi với nội dung phong phú phản ánh đời sống tinh thần xã hội như phê phán sự bất cơng, đả kích lễ giáo phong kiến, đề cao đạo đức và người lao động, ca ngợi lịng chung thủy, tình bạn, tình u…thơng qua các điệu nhạc Xn Nữ, Xàng Xê, Hò Quảng…tác động, ảnh hưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của đa số người dân.

Hình thức Bài Chịi Cổ tồn tại khá lâu, đến những năm đầu thế kỷ XX, bài Chịi phát triển thành hình thức bài Chịi Chiếu, tương ứng với thời gian ra đời của Chèo Chiếu, Chèo Sân Đình ở miền Bắc [9, tr.44]. Lúc này các nghệ sĩ dân gian khơng cịn phụ thuộc vào chòi dựng và thời vụ (thường là vào mùa xuân) nữa mà họ lập nhóm (3, 5 người) hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào số lượng nhân vật và dung lượng nội dung vở diễn. Các câu chuyện tự sự có từ 2 đến 3 nhân vật trở lên, các vấn đề phản ánh rộng lớn hơn và trong Bài Chòi Chiếu, xuất hiện các yếu tố bi, hùng, hài. Xuất phát từ nhu cầu thưởng thức của công chúng ngày một cao nên các nghệ sĩ dân gian không ngừng nâng cao

nội dung, cải tiến kịch bản ngày càng hoàn thiện như các vở Thoại Khanh- Châu Tuấn, Lâm Sanh- Xuân Nương, Phạm Công - Cúc Hoa…Đồng thời, về âm nhạc, ngoài các điệu cơ bản như Xuân Nữ, Xàng Xê, Hò Quảng, các nghệ nhân cũng biến tấu một số làn điệu của Tuồng và dân ca địa phương nhằm nâng cao chất lượng biểu đạt của âm nhạc.

Ở Tuy Phước từng có đồn Bài Chịi. Người dân ở đây rất u thích loại hình dân ca này.

Chèo Bả Trạo

Xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước có hai Lăng Ơng Nam Hải ở thơn Bình Thái và Nhân Ân. Người dân ở đây lưu giữ loại hình nghệ thuật này từ thế kỷ XVII. Bả Trạo (chèo thuyền) là một hoạt động nghi lễ trong lễ hội Cầu Ngư tổ chức hằng năm ở đây. Trong diễn xướng, hát Bả Trạo là một hoạt cảnh hát, múa, diễn xướng tái hiện cảnh chèo thuyền rước linh hồn

Đức ông Nam Hải- cá voi, và linh hồn những người tử nạn trên sông, trên biển về nơi yên nghỉ. Nó đồng thời cũng tái hiện cảnh lao động của người dân vạn chài trên sông nước. Ý nghĩa văn hóa biểu hiện ở đây là lịng biết ơn của ngư dân đối với sự cứu giúp của Đức ông Nam Hải và ước vọng về

cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Một đội hát múa Bả Trạo ở Phước Thuận có 24 người, gồm có các nhân vật Tổng sanh, Tổng lái, Tổng cờ, Tổng thương, 2 Bồ hổ, 2 Lồng đèn và 16 Trạo phách. Tổng sanh (có nơi gọi là Tổng mũi, Tổng tiền) là nhân vật điều kiển vở diễn hát múa Bả Trạo; nhân vật Tổng lái có nơi gọi là Tổng hậu; Tổng cờ (kiêm vai hài) rất nhiều địa phương ngồi tỉnh hầu như khơng có; Tổng thương có nhiệm vụ lo hậu cần, có nơi gọi là Tổng trung hoặc Tổng khoang. Hai nhân vật Bồ hổ được xem như hai đội trưởng của hai đội chèo thuyền. Hai Lồng đèn được xem như nhân vật đóng vai đội phó của đội chèo. Mười sáu Trạo phách (người chèo thuyền) được chia làm hai đội trạo theo hai Bồ hổ và Lồng đèn.

Về trang phục, Tổng sanh mặc quần trắng, áo dài màu da cam, chân mang giày, đầu đội khăn đóng, hai tay cầm cặp sanh (hai thanh gỗ dùng để cắt nhịp đoạn hát). Tổng lái mặc giáp trụ màu đỏ, tướng võ, có râu, đóng khăn chồng đầu và có một rẻo vải nhỏ quấn ngang đầu, tay cầm chèo, làm nhiệm vụ điều khiển hướng đi của thuyền. Tổng cờ là nhân vật biểu diễn động tác võ thuật nhiều nhất trong suốt vở diễn, có thể xem như nhân vật hề trong kịch bản hát múa bả trạo, mặc xiêm giáp có thắt lưng, xung quanh giắt những tua ngũ sắc sặc sỡ. Tổng thương mặc xiêm giáp tướng võ đóng vai trung, đội khăn chồng đầu, có rẻo vải nhỏ quấn ngang đầu, chân mang giày, được trang bị tay cầm cần câu và gàu tát nước. Nhân vật này có nhiệm vụ như hậu cần, lo liệu ăn uống, đi chợ, trông coi thuyền lúc trạo phách ngủ yên. Nhân vật Bồ hổ cũng mặc xiêm giáp tướng võ, đầu đội nón có chóp bạc, đeo gươm, mang giày. Nhân vật Lồng đèn thì khơng đội nón mà cột khăn trên đầu, tay cầm lồng đèn. Các con trạo mặc quần áo màu đen, đầu đội khăn trùm, có mảnh vải nhỏ quấn ngang, tay cầm mái chèo. Tất cả đội hát múa bả trạo đều có thắt lưng màu đỏ, cổ tay đều có buộc một dải vải đỏ bằng hai ngón tay.

Về nhạc, có nhà nghiên cứu cho rằng hát Bả Trạo nơi đây đã lưu giữ nghệ thuật hát từ thế kỷ XVII và kịch bản do Nguyễn Diêu (nhà soạn Tuồng nổi tiếng, quê ở Nhân Ân) soạn. Trong diễn xuất Bả Trạo ở Phước Thuận có dùng các làn điệu hát Nam xuân, Nam ai, Nói lối, Ngâm xướng của nghệ thật hát Bội, hò Bài Chòi… Hát Nam xuân thể hiện tâm trạng vui tươi nhộn nhịp, như có trống thúc bên chân, cịn những đoạn theo lối Nam ai đã diễn tả tâm trạng buồn, lời hát ướt đẫm nước mắt.

Lễ hội Cầu Ngư và hát Bả Trạo được tổ chức hàng năm, thu hút khá đông đảo ngư dân vùng biển Tuy Phước đến dự khán. Trở thành sinh hoạt văn hóa khơng thể thiếu được đối với người dân nơi đây.

Hát Hị

Hát hị là hình thức sinh hoạt văn hóa diễn ra trong lúc giã gạo nên cịn gọi là hát Giã gạo. Hò Giã gạo thường diễn ra vào ban đêm, nhất là những

đêm có trăng. Hát hị diễn ra trong lúc giã gạo như một hình thức giải trí, làm giảm mệt nhọc và bộc lộ tâm tư, tình cảm của con người. Hát hò diễn ra chủ yếu dưới hình thức ứng khẩu, đối đáp, thường là đối đáp giữa nam với nữ.

Con chim chiền chiền, Nó liệng trên cao,

Nó kêu làm sao tằng lăng tiu líu! Em cịn lịu địu,

Khơng nỡ dứt tình.

Chờ khi trăng vắng một mình, Đón anh em hỏi: Phụ tình tại ai?

Hát hị hấp dẫn, thu hút nhiều người trong làng đến tham dự và kết thúc vào đêm khuya.

Hát huê tình

Cũng là hình thức hát đối đáp giữa trai gái với nhau nhưng kéo dài, chậm, người hát phải có hơi dài. H tình thường được hát trong lúc tát nước, nhổ mạ, cấy mạ, nhổ đỗ (đậu phụng), hái dâu…Nội dung hát huê tình thường là những lời trao đổi tình cảm giữa nam, nữ.

Từ ngày giấy rã hồ trơi,

Anh ngồi anh khóc, em ngồi em than. Nhạn xa che bóng mây tàn,

Dưới khe nước chảy, trên ngàn ve kêu. Ra đi là sự đã liều,

Mưa mai ai biết, nắng chiều ai hay, Dám đâu trách mẹ trách thầy,

Trách trời sao nỡ đọa đầy tấm thân!

Võ cổ truyền

Võ cổ truyền Tuy Phước nằm trong cái nơi của Võ dân tộc Bình Định, võ Tây Sơn. Võ cổ truyền có đặc trưng cơ bản là tính thượng võ, biểu hiện ở

tinh thần võ hiệp cao thương, yêu chuộng đạo nghĩa, tinh thần nhân đạo và không câu nệ tiểu tiết. Tinh thần này trở thành nguyên lý ứng xử của giới võ học và dần dần trở thành nét ứng xử văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây [7, tr.694]. Tính dân gian cũng là một đặc trưng tiêu biểu của Võ cổ truyền. Nguồn gốc dân gian thể hiện trong võ cụ thể như cung tên, chìa ba, bồ cào, cơn (gậy), búa rìu…Các thế võ đúc rút từ các thao tác lao động và những đặc điểm ưu trội của động vật như Hùng Kê quyền mơ phỏng từ các địn Gà chọi, Xà quyền, Hầu quyền…Tính bác học cũng là một đặc trưng nổi trội. Các tác phẩm Hổ Tướng Ngu Cơ cua Đào Duy Từ (thời kỳ trước phong trào Tây Sơn) và Tây Sơn Binh Pháp của Huỳnh Văn Thuận (thời kỳ Tây Sơn) được xem là võ kinh của Võ cổ truyền. Tính nghệ thuật của võ cổ truyền không những biểu hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa sức mạnh và vẻ đẹp cơ thể, giữa trí lực và thần sắc mà cịn biểu hiện trong các bài thiệu (dùng để thuyết minh cho từng phân thế trong bài thảo, giúp võ sinh đánh không lạc chiêu thức) và nhạc võ (điều hòa tiết tấu của chiêu thức, động lực thúc giục tướng sĩ xung trận).

Nằm trong dịng chảy của di sản văn hóa phi vật thể Võ Bình Định - Tây Sơn, ở Tuy Phước xuất hiện nhiều võ sĩ nổi tiếng như đô đốc Nguyễn Văn Lộc (thời Tây Sơn), Lê Tuyên, Võ Trứ (phong trào Cần Vương), cụ Bầu Đê. Ngoài ra thời hiện đại, Tuy Phước xuất hiện nhiều võ sư, võ đường, trong đó tiêu biểu là các võ sư, võ đường nổi tiếng như Hà Trọng Sơn, Hồng Kim Nghi, Phi Long Vịnh, Chùa Long Phước… Sau năm 1945, võ đài (thượng đài thi đấu võ thuật) du nhập vào Việt Nam và được tổ chức thường xuyên ở Tuy Phước, thu hút sự tham gia của các võ đường trong huyện, trong tỉnh và cả các tỉnh lân cận.

Hiện nay trong huyện có 25 võ sư, huấn luyện viên và có các võ đường, phịng tập nổi tiếng như Phi Long Vịnh (của Võ sư Phi Long Vịnh) ở Phước Sơn, Hàm Hữu Nghĩa (của Võ sư Hàm Hữu Nghĩa) ở Phước Hiệp, Câu lạc bộ Võ cổ truyền Chùa Long Phước ở Phước Thuận, phòng tập của huấn luyện viên Phi Long Vinh…

Các trò chơi dân gian ở Tuy Phước cũng hết sức phong phú. Các trị

chơi tiêu biểu có thể kể đến là Đua thuyền, Đua sõng câu, Đấu võ đài, Đánh cờ người, Múa lân, Cờ tướng, Ô làng, …

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 44 - 52)