Tăng cường, phát triển nguồn nhân lực văn hóa và đổi mới hoạt động quản lý di tích, di sản

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 99 - 100)

các nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hoá, văn nghệ dân gian đã xuất bản một

3.2.7.Tăng cường, phát triển nguồn nhân lực văn hóa và đổi mới hoạt động quản lý di tích, di sản

hoạt động quản lý di tích, di sản

Nguồn nhân lực có vai trị rất quan trọng trong quản lý văn hóa nói chung và hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH nói riêng. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH trên địa bàn, huyện cần phải có biện pháp xây dựng nguồn nhân lực gồm đội ngũ những người hoạt động chuyên môn, hoạt động trên lĩnh vực quản lý văn hóa và DSVH.

Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH đòi hỏi người hoạt động chuyên môn, hoạt động quản lý phải am hiểu chun mơn sâu trên nhiều lĩnh vực. Họ cần có hiểu biết sâu sắc về các giá trị khoa học, lịch sử, văn hóa của của các loại hình DSVH trên địa bàn huyện, nắm vững chuyên môn trong hoạt động bảo tồn, phát huy, đánh giá những giá trị truyền thống, những biến động và giá trị hiện tại. Họ đóng vai trị chính trong tổ chức truyền thơng, giới thiệu, quảng bá DSVH ra cộng đồng, tham gia vào việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị DSVH ở địa phương. Họ còn là những người trực tiếp thực hiện việc kiểm kê, thống kê di sản, tư liệu hóa di sản, trùng tu, tu bổ, tơn tạo di tích và tổ chức phát huy hiệu quả các loại hình DSVH ra cộng đồng. Sự phối hợp giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý cũng là vần đề đặt ra trong hoạt động bảo tồn, phát huy vì hoạt động này liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học có cùng một đối tượng là DSVH.

Chính vì u cầu cao như vậy nên chủ thể quản lý nhà nước cần quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ này từ huyện đến xã đáp ứng được đòi hỏi của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình trên địa bàn huyện.

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH. Hiện nay việc phân cấp quản lý di tích đã rõ ràng, cấp huyện chịu trách nhiệm bảo tồn và phát huy DSVH trên địa bàn. Tuy nhiên những nhiệm vụ cụ thể chưa được xác định rõ ràng từ huyện đến xã. Do vậy sắp tới cần thành lập Ban Quản lý DSVH từ huyện đến xã, xây dựng quy chế hoạt động, xác định nhiệm vụ, phạm vi trách nhiệm trong hoạt động bảo tồn.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện ở tuy phước, tỉnh bình định hiện nay (Trang 99 - 100)