Trong nội dung này, người giải quyết tố cáo cần làm rõ các nội dung tố cáo, chốt nội dung tố cáo cần giải quyết, bản chất của việc tố cáo là gì, tìm hướng giải quyết khả thi nhất, nhanh gọn, hiệu quả nhất
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền cần nắm được mục đích tố cáo của cơng dân là gì, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của ai, người tố cáo mong muốn đạt được gì sau khi cơ quan hành chính nhà nước kết luận nội dung tố cáo: về lợi ích vật chất, tinh thần hay mục đích khác,
Để giải quyết tố cáo của cơng dân trước hết cơ quan hành chính cần làm rõ từng nội dung tố cáo, xác định nội dung tố cáo nào thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan hành chính thụ lý đơn.
Để đạt được yêu cầu này, cơ quan hành chính nhà nước cần xem xét, nghiên cứu, phân loại, xử lý đơn, làm việc với người tố cáo, xác định nội dung tố cáo đó có đủ điều kiện để thụ lý, thuộc thẩm quyền giải quyết của ai; nội dung tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của ai (đối tượng bị tố cáo), thuộc lĩnh vực nào.
Tiếp người tố cáo giúp cho cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết xác định chắc chắn người đó có đủ điều kiện tố cáo hay khơng (người tố cáo phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật). Người tố cáo có bổ sung nội dung tố cáo gì thêm so với nội dung tố cáo đã ghi trong đơn. Tiếp người tố cáo có thể giúp cho người cán bộ thụ lý xác định được bản chất của việc tố cáo; từ đó có hướng giải quyết khả thi nhất. Trong nhiều trường hợp tiếp người tố cáo, người cán bộ thụ lý khi có thể nắm được bản chất cốt lõi, sâu xa vấn đề tố cáo nhằm địi hỏi lợi ích cá nhân hoặc việc tố cáo do khơng hiểu pháp luật, khơng có căn cứ thì có thể giải
thích để cơng dân hiểu quyết định việc tố cáo hay không.