Yêu cầu trực tiếp khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 97 - 99)

- Trả lời người tố cáo về nội dung tố cáo, kết quả giải quyết tố cáo khi người tố cáo yêu cầu

3.1.4. Yêu cầu trực tiếp khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước

nước trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện đáp ứng những vấn đề cơ bản trên đây sẽ đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính theo hướng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao hiệu lực hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

3.1.4. Yêu cầu trực tiếp khắc phục những hạn chế, bất cập trongcông tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước cơng tác giải quyết tố cáo của cơng dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bằng kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình giải quyết tố cáo, cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ cơng chức trực tiếp giải quyết tố cáo nhận thức rất rõ những bất cập, hạn chế trong công tác giải quyết tố cáo của cơng dân để từ đó chủ động khắc phục và sử dụng những biện pháp hiệu quả, phù hợp với đối tượng, những tình huống phát sinh, nhằm đạt được mục đích của cơng tác giải quyết tố cáo đặt ra.

Để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết tố cáo của cơng dân, các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng cần phải khắc phục những tồn tại hạn chế có tính chất nội tại, cụ thể là:

- Chú trọng bố trí cán bộ tiếp cơng dân là người có đủ phẩm chất, năng lực, chuyên môn. Tổ chức hoạt động tiếp công dân đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ được quy định, phát huy được vai trị, hiệu quả của cơng tác tiếp công dân. Gắn công tác tiếp công dân với phân loại xử lý đơn, xây dựng những mẫu biểu và mẫu phiếu phù hợp, khoa học để xử lý, phân loại, tổng hợp, báo cáo đơn thư tố cáo hiệu quả, tránh trùng lặp, chồng chéo, nhầm lẫn, phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp công dân, phân loại và xử lý đơn. Thực hiện nghiêm túc công tác tiếp dân định kỳ, đột xuất của Lãnh đạo theo lịch công khai theo quy định. Sáng tạo, linh hoạt áp dụng những phương thức hoạt động phù hợp của bộ máy làm việc công tác tiếp dân, giải quyết tố cáo trên địa bàn thành phố. Tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của Ban tiếp công dân của Uỷ ban nhân dân thành phố (thành lập

theo Quyết định số 4825/QĐ-UBND ngày 17/9/2009 của Uỷ ban nhân dân thành phố), rút kinh nghiệm, đề xuất mơ hình tiếp cơng dân phù hợp với cấp quận, huyện, thị xã để đảm bảo hoạt động tiếp công dân, giải quyết tố cáo đạt chất lượng, hiệu quả.

- Tiếp tục rà soát bộ danh mục thủ tục hành chính trong tiếp cơng dân, giải quyết tố cáo của cơ quan, đơn vị mình để kịp thời kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền chỉnh sửa theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ trong Đề án cải cách hành chính. Thủ tục trình tự tiếp cơng dân, giải quyết tố cáo phải công khai, minh bạch, dễ tiếp cận và thực hiện.

- Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước phải chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết tố cáo của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới thường xuyên, định kỳ với các hình thức: thanh tra tồn diện, thanh tra chuyên đề hoặc thanh tra đột xuất để chấn chỉnh công tác giải quyết tố cáo đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, đúng thời gian quy định. Nhận thức rõ đây là một nội dung quan trọng, cần nghiêm túc thực hiện trong công tác quản lý nhà nước.

- Đối với những vụ việc phức tạp, kéo dài thành phố tiếp tục đưa vào nghị quyết của HĐND thành phố, xây dựng kế hoạch tập trung, quyết liệt giải quyết dứt điểm. Trong kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng, phát huy vai trị, sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố và tranh thủ ý kiến của các chuyên gia thuộc các bộ ngành trung ương. Định kỳ kiểm tra, giám sát, yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện.

- Chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tố cáo phù hợp với loại đối tượng, từng địa bàn để nâng cao nhận thức pháp luật, định hướng hành động cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn, chú ý nhấn mạnh những điểm mới được quy định trong Luật Tố cáo năm 2011.

- Sử dụng những biện pháp linh hoạt, hạn chế tối đa tình trạng lạm quyền của cán bộ, tránh tình trạng xác minh khơng đầy đủ đã vội kết luận, khắc phục tối đa việc sử dụng biện pháp nghiệp vụ không hiệu quả, không phù hợp với đối tượng xác minh…

Giải quyết tốt, có chất lượng, hiệu quả tố cáo là điều kiện bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội. Thực tiễn ở một số nơi trong thời gian qua cho thấy, ở địa phương nào công tác giải quyết tố cáo không được quan tâm, chú trọng, cịn nhiều tồn tại, yếu kém thì ở đó đã phát sinh hoặc tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị - xã hội thậm chí là xảy ra "điểm nóng".

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 97 - 99)