Triển khai mạnh mẽ và thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 114 - 119)

- Trả lời người tố cáo về nội dung tố cáo, kết quả giải quyết tố cáo khi người tố cáo yêu cầu

3.2.4.3. Triển khai mạnh mẽ và thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

phổ biến giáo dục pháp luật

Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tố cáo đã có hướng tích cực. Tuy nhiên, với những kết quả đạt được chưa góp

phần làm giảm các vụ việc tố cáo.

Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tố cáo có hiệu quả thì vấn đề đầu tiên cần áp dụng là hình thức tuyên truyền phù hợp, đúng với đối tượng. để cơng dân nhận thấy lợi ích thiết thực thì sẽ lắng nghe, chủ động tìm hiểu, như vậy cơng tác tun truyền đạt hiệu quả.

Ngoài tổ chức tuyên truyền theo hình thức trực tiếp nêu trên thì cơng tác tun truyền theo hình thức phổ thơng như tổ chức các lớp tập huấn, toạ đàm trao đổi; làm tờ rơi, tờ gấp để ở các nơi công cộng, sinh hoạt cộng đồng; in các cuốn sách tìm hiểu và hỏi đáp pháp luật tố cáo; làm các tiểu phẩm chiếu trên đài truyền hình và các câu chuyện phát trên đài phát thanh là cần thiết.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật tố cáo cho công chức trong cơ quan hành chính nhà nước cũng là một giải pháp cần thiết. Chúng ta nghĩ rằng các cán bộ, công chức là những người hiểu rõ tất cả những quy định của Nhà nước. Song qua khảo sát, điều tra 320 mẫu phiếu, thực tế cho thấy các cán bộ, công chức chỉ nắm được khoảng 50% - 60% những quy định pháp luật về lĩnh vực mình được giao thực hiện nhiệm vụ. Khi cần giải quyết một vụ việc không thường xuyên thì hầu như đều phải tự đi tìm kiếm văn bản quy định. Từ đó dẫn đến việc làm sai, làm khơng đúng quy định và đó chính là ngun nhân phát sinh tố cáo; chất lượng giải quyết tố cáo còn nhiều hạn chế. Và một thực trạng lo ngại là hầu hết các cán bộ, công chức (không kể cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, giải quyết tố cáo) đều mới chỉ nghe đến “Luật Tố cáo” chứ chưa từng đọc qua Luật này, chưa hiểu quy định của Nhà nước về quyền tố cáo và thẩm quyền, quy trình, thủ tục giải quyết tố cáo của các cơ quan nhà nước.

Vì vậy, cần tổ chức các lớp tập huấn phổ biến pháp luật để cán bộ hiểu đúng, hiểu sâu quy định pháp luật tố cáo. Trên cơ sở đó, mới làm tốt cơng tác tun truyền pháp luật đến người tố cáo và thực hiện tốt quy trình, thủ tục giải quyết tố cáo; đảm bảo giải quyết tố cáo của cơng dân có chất lượng cao nhất.

Cơng khai các kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý tố cáo để mọi người biết và đồng thuận với cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các

quy định này.

Tăng cường công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý chú trọng vào người nghèo, các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho họ thực hiện quyền tố cáo.

Các cơ quan thông tin đại chúng cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong việc biểu dương những điển hình tốt, phê phán những việc làm vi phạm pháp luật tố cáo, tránh đưa tin một chiều, thiếu khách quan.

Như vậy, xuất phát từ đòi hỏi của thực tế khách quan, từ mục tiêu, nhiệm vụ chung, công tác giải quyết tố cáo của công dân cần vào đáp ứng các yêu cầu cơ bản đã phân tích trên đây. Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng và lâu dài đó, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, khơng coi nhẹ giải pháp nào. Đó là chìa khóa để giải quyết hiệu quả vấn đề tố cáo của công dân, đảm bảo công tác giải quyết tố cáo của công dân được đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

KẾT LUẬN

Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Sự thừa nhận quyền tố cáo và tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tố cáo của Nhà nước ta cho thấy bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, Đảng và Nhà nước ta thực sự quan tâm công tác giải quyết tố cáo.

Trong lĩnh vực tố cáo và giải quyết tố cáo, mặc dù đã có những tiến bộ nhất định xong vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập. Tính chất tố cáo ngày càng phức tạp, số lượng vụ việc phát sinh ngày càng tăng trên địa bàn rộng với quy mô khác nhau.

Là một thành phố lớn, Hà Nội cũng như nhiều địa phương trong cả nước tình hình tố cáo những năm gần đây có chiều hướng gia tăng, mặc dù các ngành, các cấp nỗ lực, cố gắng trong việc giải quyết tố cáo.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả giải quyết tố cáo của cơng dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, Đảng bộ, chính quyền các cấp ở Hà Nội cần thực hiện tốt, đồng bộ các nhóm giải pháp về nhận thức, xây dựng và hoàn thiện pháp luật, về tổ chức, cán bộ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội đối với cơng tác giải quyết tố cáo; xây dựng một cơ chế phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác giải quyết tố cáo;

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, chú trọng đến giải pháp về nhận thức chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giải quyết tố cáo của cơng dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện ở Hà Nội trong thời gian tới. Thiết nghĩ việc thực hiện các giải pháp không phải ngay lập tức mà thực hiện được. Muốn thực hiện được thì yếu tố quan trọng đầu tiên là lãnh đạo chính quyền các cấp ở Hà Nội phải nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của cơng tác giải quyết tố cáo; dám nhìn nhận đúng thực trạng tố cáo, chất lượng công tác giải quyết tố cáo ở địa phương mình thì từ đó mới quyết tâm thực hiện các biện pháp khắc phục hạn chế, thiếu sót.

Giải quyết tố cáo tốt sẽ là bài học thực tiễn sâu sắc đối với các cơ quan hành chính nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa phương, sẽ hạn chế tối đa những vi phạm, sai sót tiếp theo của cá nhân, tổ chức, cơng dân; ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, góp phần củng cố lịng tin của nhân dân, để nhân dân cùng với cơ quan nhà nước đoàn kết, chung tay phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chính vì vậy u cầu phải nâng cao chất lượng công tác giải quyết tố cáo ở Hà Nội những năm tiếp theo là hết sức cần thiết.

Tóm lại, yêu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện ở Hà Nội là địi hỏi mang cả tính khách quan và chủ quan. Những giải pháp mà tác giả đưa ra có thể chưa đầy đủ, nhưng là những gợi ý xuất phát từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và bước đầu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của bản thân tác giả về công tác giải quyết tố cáo ở thành phố, nơi tác giả đang sinh sống và làm việc. Hy vọng những giải pháp mà tác giả đưa ra sẽ được những nhà lãnh đạo của thành phố Hà Nội nghiên cứu áp dụng; góp phần nhỏ nâng cao chất lượng của cơng tác giải quyết tố cáo ở Hà Nội. Để trong thời gian không xa thành phố Hà Nội sẽ trở thành một trong những địa phương đứng đầu trong cả nước về quản lý nhà nước, góp phần xây dựng Hà Nội trở thành một thủ đô văn minh hiện đại trong khu vực và trên thế giới./.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 114 - 119)