Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật tố cáo

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 101 - 106)

- Trả lời người tố cáo về nội dung tố cáo, kết quả giải quyết tố cáo khi người tố cáo yêu cầu

3.2.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật tố cáo

Căn cứ Luật Tố cáo hiện hành thì một số chức danh không là chủ thể trong quan hệ pháp luật tố cáo: Thủ tướng Chính phủ, các chức danh do Quốc hội bầu: Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Chủ tịch Quốc hội. Theo quy định của pháp luật Việt Nam nói chung, của Luật cơng chức thì các chủ thể, các chức danh nêu trên trước hết là công dân Việt Nam, là công chức nhà nước. Căn cứ điều 74 của Hiến pháp năm 1992 thì " cơng dân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào…" Quy định này hoàn toàn

phù hợp với nội dung tư tưởng của Nhà nước pháp quyền XHCN và pháp chế XHCN là mọi hoạt động của cơ quan nhà nước phải được nhân dân giám sát, mọi việc làm trái pháp luật phải được đấu tranh, xử lý nghiêm minh.

Đồng thời, Luật Tố cáo cần bổ sung quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm của các chức danh do Quốc hội bầu nêu trên theo đúng tinh thần, tư tưởng của Nhà nước pháp quyền xã hộ chủ nghĩa, đúng quy định của Hiến pháp hiện hành.

- Về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo:

Hiện nay, Luật Tố cáo quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo dựa trên tính chất, mức độ vi phạm, đối tượng và hành vi vi phạm, không xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết tố cáo gây khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý tố cáo. Cần tiếp tục hoàn thiện luật Tố cáo, quy định rõ thẩm quyền của từng cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết tố cáo. Pháp luật về tố cáo hiện hành cần cụ thể hoá thẩm quyền, thủ tục xác minh, kết luận tố cáo của cơ quan thanh tra để dễ thực hiện. Đồng thời, cần quy định có điểm dừng trong việc giải quyết tố cáo.

- Về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo; vai trò, trách nhiệm của các cơ

quan nhà nước:

Luật xác định rõ trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật gây ra, cơ quan có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai để

có cơ sở xử lý đối tượng này, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của người tố cáo, sẽ làm giảm đáng kể các vụ tố cáo sai.

Luật Tố cáo cần quy định trách nhiệm của người tố cáo đối với trường hợp tố cáo có đúng, có sai.

- Về việc xử lý đơn tố cáo:

Pháp luật tố cáo cần quy định rõ việc xử lý tố cáo với các hình thức tố giác, tin báo tội phạm và các kiến nghị, phản ánh của người dân, có căn cứ pháp lý xử lý đơn thư. Nhiều trường hợp cơ quan có thẩm quyền cố tình xử lý hành chính đối với vụ việc hình sự, hình sự hố quan hệ dân sự. Luật cần quy định xem xét đối với các loại tố cáo không rõ họ, tên địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung, đối tượng cụ thể, rõ sai phạm có thể kết luận, xử lý ngay. Thực tế, một số tố cáo khơng rõ họ, tên địa chỉ, bút tích của người tố cáo nhưng các cơ quan xem xét, giải quyết hoặc một số cơ quan không xem xét. Thực tiễn trên gây ra sự thiếu thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật.

Điểm b Khoản 1 Điều 20 Luật Tố cáo quy định về tiếp nhận, xử lý thơng tin tố cáo thì "Nếu tố cáo khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của mình

thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết..." [20] nhưng theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định

75/2012 ngày 03/10/2012 thì " ....nếu tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc

thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, hướng dẫn công dân đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.. " [20]. Quy định mâu thuẫn này cần

sửa đổi theo hướng phù hợp Điều 20 Luật Tố cáo đã quy định.

- Về việc bảo vệ người tố cáo:

Pháp luật tố cáo cần có cơ chế bảo vệ, khuyến khích người tố cáo đúng sự thật, quy định các biện pháp hữu hiệu, khả thi trong thực tiễn bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo. Thực tế phổ biến xảy ra là nhiều người biết rõ hành vi vi phạm nhưng khơng dám tố cáo vì sợ trả thù dẫn đến nhiều tố cáo nặc danh, mạo danh gây dư luận xấu trong các cơ quan, tổ chức.

Nhiều trường hợp người tố cáo đã bị trù dập, trả thù bằng nhiều hình thức mà khơng có cơ quan bảo vệ.

- Về hình thức tố cáo

Với tốc độ phát triển của khoa học, kỹ thuật hiện đại, xu thế phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu hồn thiện của hệ thống pháp luật địi hỏi Luật Tố cáo phải mở rộng các hình thức tố cáo khác để cơng dân dễ dàng, thuận lợi thực hiện quyền tố cáo của mình và các cơ quan có thêm kênh thơng tin để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

- Về quy định thực hiện các quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật.

Cần có quy định cụ thể, rõ ràng về trình tự, thời hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quyết định xử lý tố cáo. Thực hiện nhanh chóng, khẩn trương các quyết định xử lý tố cáo không chỉ làm hạn chế những vụ việc tố cáo khơng đáng có mà cịn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, tạo lịng tin cho cơng dân và tổ chức.

- Về thời hiệu tố cáo

Cần quy định thời hiệu tố cáo của hành vi vi phạm pháp luật. Thời hiệu tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có thể quy định là khơng q 5 năm kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khơng xem xét đối với tố cáo đã hết thời hiệu tố cáo. Hạn chế cơ bản các vụ tố cáo kéo dài, dai dẳng, không chấm dứt.

Thực tế, có hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra từ lâu, khơng cịn tính nguy hiểm cho xã hội, đối tượng thưc hiện hành vi phạm pháp luật, hiện là công dân tốt, nhưng theo quy định của pháp luật thì buộc cơ quan nhà nước phải thụ lý và xem xét, giải quyết, gây ra tình trạng tốn kém, lãng phí, khơng cần thiết, phản tác dụng. Việc xử lý đối với người vi phạm khơng cịn ý nghĩa răn đe giáo dục. Đồng thời, cơ quan giải quyết gặp khó khăn khi xác minh, kết luận và xử lý người bị tố cáo. Đối tượng bị tố cáo đã chuyển công tác khác hoặc về nghỉ hưu…hồ sơ tài liệu thất lạc, do đó có những vụ khơng thể kết luận được. Đây là nguyên nhân dẫn đến tố cáo dai dẳng, khơng có điểm dừng.

Trong khi đó pháp luật hình sự đã quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng có quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 2 năm.

Trong Luật Tố cáo, Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 có một số điều khoản quy định thời hạn, thời gian giải quyết, xử lý theo "ngày làm việc", một số điều khoản quy định theo "ngày". Đề nghị quy định thống nhất là "ngày làm việc".

Điểm b, c Khoản 2 Điều 27 Luật Tố cáo quy định: " Trường hợp việc giải

quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo; Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là khơng đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại theo trình tự..." Tuy nhiên, khi chưa thụ lý, nghiên cứu hồ sơ

thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp chưa có đủ căn cứ và rất khó để khẳng định việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật hay không đúng pháp luật. Đề nghị Thanh tra Chính phủ hướng dẫn để đảm bảo thực hiện có đủ căn cứ, cơ sở, tránh tùy tiện, không thống nhất trong việc áp dụng và triển khai thực hiện.

+ Pháp luật tố cáo cần quy định phù hợp với thực tiễn Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế như: chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố cáo, quyền và nghĩa vụ của người tham gia quan hệ pháp luật tố cáo…để đảm bảo quyền tố cáo của công dân, việc thực thi dân chủ XHCN và việc duy trì, bảo đảm và tăng cường pháp chế XHCN nói chung và trong hoạt động giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng, quy định về thủ tục, trình tự giải quyết tố cáo thực sự theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tố cáo.

+ Một số quy định của pháp luật tố cáo cần sửa đổi phù hợp với định hướng cải cách tư pháp, chiến lược xây dựng pháp luật yêu cầu " mọi quyết

định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và có thể bị khởi kiện trước Tòa án"; yêu cầu " đổi mới thủ tục giải quyết các vụ án

hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận lợi cho người dân, đồng thời bảo đảm tính thơng suốt, hiệu quả của quản lý hành chính", thủ tục giải

quyết tố cáo cịn phức tạp, khép kín, chưa bảo đảm tính cơng khai, minh bạch. Thực hiện Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo, nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng, nhận thấy còn một số điểm băn khoăn, Thanh tra Chính phủ cần hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai như:

Đối với việc công khai kết luận nội dung tố cáo, Điểm a Khoản 2 Điều 11 của Nghị định 76/2012/NĐ-CP quy định trường hợp "Công bố tại cuộc họp

cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác thành phần gồm: Người giải quyết tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo, người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị tố cáo công tác, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ...". Do đặc thù tại thủ đơ Hà Nội, mỗi năm số lượng các vụ tố cáo

thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện, UBND thành phố tương đối nhiều (khoảng 300 vụ) nên việc người giải quyết tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo tham gia các cuộc họp để công khai kết luận nội dung tố cáo sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Thanh tra Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể theo hướng: Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội được ủy quyền tham gia các cuộc họp để công khai kết luận nội dung tố cáo. Nếu được phép ủy quyền, thì ủy quyền cho người được giao nhiệm vụ xác minh tố cáo (không là Ủy viên UBND) hoặc ủy quyền cho các Ủy viên UBND.

- Về cơ chế giải quyết tố cáo:

Cần quy định thống nhất cơ chế giải quyết tố cáo để đối tượng xử lý không bị nguy cơ trùng nhau. Hiện nay có 4 cơ chế giải quyết tố cáo: theo quy định trong pháp luật tố cáo, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; theo quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng; giải quyết tố cáo đối với cán bộ, công chức là đảng viên theo các quy định của đảng.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 101 - 106)