- Trả lời người tố cáo về nội dung tố cáo, kết quả giải quyết tố cáo khi người tố cáo yêu cầu
1.3.2. Yếu tố pháp luật
nước thực hiện chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố pháp luật. Pháp luật là phương tiện cần thiết để cơ quan hành chính nhà nước áp dụng thực hiện giải quyết tố cáo của công dân. Cho nên, thiếu các phương tiện cần thiết thì rõ ràng ảnh hưởng chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo của cơng dân. Có nhiều tiêu chuẩn để xác định mức độ hồn thiện của hệ thống pháp luật trong đó có 4 tiêu chuẩn cơ bản: tính tồn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, trình độ kỹ thuật pháp lý.
Một hệ thống pháp luật hồn thiện đảm bảo tính tồn diện thể hiện ở 2 cấp độ: cấp độ chung có đủ các ngành luật theo cơ cấu, nội dung lôgic và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm tương ứng. Cấp độ cụ thể đòi hỏi mỡi ngành luật phải có đủ các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật.
Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện sự thống nhất của nó. Có sự mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp không. Đảm bảo sự đồng bộ giữa các ngành luật với nhau, trong ngành luật tố cáo, từng chế định pháp luật tố cáo, giữa các quy phạm pháp luật.
Tính phù hợp thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống pháp luật tố cáo với trình độ phát triển kinh tế xã hội. Pháp luật tố cáo phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội, khơng thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển của nó. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật tố cáo thể hiện nhiều mặt, khi xem xét phải chú ý và giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, đạo đức, chính trị, tập quán, truyền thống và các quy phạm xã hội khác.
Kỹ thuật pháp lý gồm nhiều vấn đề và phức tạp nhưng cần thiết chú ý 3 điểm quan trọng: những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong hoạt động lập pháp, việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật, cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý đảm bảo tính cơ đọng, lơgic, chính xác, đơn nghĩa.
Thực tiễn cơ quan hành chính nhà nước áp dụng pháp luật giải quyết tố cáo của công dân cho thấy chất lượng của pháp luật cần nâng cao hơn nữa. Vị thế thượng tôn của pháp luật cần tiếp tục được khẳng định và thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội. Bản chất của nhà nước cần được các quy
phạm pháp luật cụ thể hóa hơn nữa và có các thiết chế bảo đảm thực hiện trong thực tế. Quyền tố cáo của công dân ở nước ta hiện nay được qui định trong Điều 74 của Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2001 và được cụ thể hoá trong Luật Tố cáo 2011. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo được qui định trong Luật Tố cáo 2011, Nghị định 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/202 của Chính phủ. Cơng tác giải quyết tố cáo của cơng dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật, bảo đảm an toàn cho người tố cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo, đảm bảo nguyên tắc giải quyết tố cáo thì cịn phụ thuộc vào nhiều quy định của pháp luật. Hệ thống pháp luật cịn chưa hồn thiện. Nhiều quy phạm pháp luật trong Hiến pháp, luật chưa được bảo đảm thực hiện, chưa được cụ thể hóa, cịn mâu thuẫn.
Vì thế việc cơng dân thực hiện quyền tố cáo cịn nhiều khó khăn, bất cập, cơng tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện có thời điểm chưa đạt hiệu quả.