Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tác giải quyết tố cáo

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 111 - 114)

- Trả lời người tố cáo về nội dung tố cáo, kết quả giải quyết tố cáo khi người tố cáo yêu cầu

3.2.4.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tác giải quyết tố cáo

là điều cần hết sức quan tâm.

Cùng điều chỉnh những vấn đề giống nhau, liên quan tới nhau, các cơ quan cần xây dựng quy chế liên ngành, liên thông trong thủ tục giải quyết tố cáo. UBND Thành phố sẽ chủ trì xây dựng một bộ quy tắc, cơ chế liên thông trong việc giải quyết tố cáo trên địa bàn tồn thành phố. Đó là căn cứ tiếp nhận, xử lý đơn thư nhanh chóng mà cơng dân khơng phải đi lại nhiều lần, vẫn được giải quyết.

Xây dựng cơ chế phối hợp nhằm phân định rõ trách nhiệm của các cấp trong việc giải quyết tố cáo. Quy định cách thức, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo của cơng dân do các cơ quan phối hợp để công dân được thuận tiện, kết quả giải quyết nhanh chóng và đúng quy định của pháp luật.

3.2.4.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tácgiải quyết tố cáo giải quyết tố cáo

Trong thời gian vừa qua ở Hà Nội, công tác thanh tra, kiểm tra việc giải quyết tố cáo của công dân đã được chú trọng quan tâm hơn nhưng các cuộc kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới còn nể nang, thụ động. Để chuẩn bị nội dung làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra của cấp trên; chính quyền cấp dưới cịn có đơn vị chuẩn bị nội dung sơ sài, đánh giá kết quả tốt, hơn là chỉ ra những hạn chế; cịn manh tính báo cáo thành tích. Phương pháp thanh, kiểm tra chưa đổi mới, mang hiệu quả cao; chưa được chú trọng đúng mức, thực hiện thường xuyên nên chưa đôn đốc được cấp dưới thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết tố cáo. Ngoài ra, do việc giải quyết tố cáo có tính chất phức tạp nên việc thực hiện các kết luận thanh tra, quyết định sau thanh tra chưa được kịp thời, nghiêm túc.

Nhằm nâng cao chất lượng công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thưc hiện ở Hà Nội, các cấp chính quyền cần tích cực hơn trong cơng tác thanh, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng các

cơ quan hành chính trong việc tiếp dân, giải quyết tố cáo và trách nhiệm của công chức trực tiếp giải quyết tố cáo nhằm xem xét, đánh giá, kết luận, xử lý việc chấp hành pháp luật tố cáo. Cần có phương pháp thanh, kiểm tra phù hợp với từng đối tượng, từng cấp chính quyền đảm bảo hiệu quả đạt được cao nhất. Qua mỡi đợt thanh, kiểm tra phải nắm chắc tình hình cơ sở; có kiến nghị hoặc biện pháp giúp người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Thơng qua việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm, định hướng, chấn chỉnh việc thi hành pháp luật, từ đó có biện pháp phịng ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết tố cáo.

Việc tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các chủ thể này được thực hiện bằng những biện pháp sau:

- Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp trên phải xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới bằng các hình thức: thanh tra tồn diện, thanh tra theo vụ việc hoặc thanh tra đột xuất. Đặc biệt khi có vụ việc tố cáo phức tạp, đơng người có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải tiến hành thanh tra ngay để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan hành chính cấp dưới trong việc giải quyết tố cáo, thi hành các quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, kịp thời xử lý nghiêm minh đối với người thiếu trách nhiệm, có hành vi vi phạm pháp luật trong giải quyết tố cáo, không chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan hành chính cấp trên.

- Chỉ đạo thực hiện triệt để các kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra trên hai mặt: xử lý nghiêm minh những người vi phạm pháp luật và có biện pháp định hướng khắc phục những tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như các quy định bất cập của pháp luật hiện hành

Đối với công tác giám sát:

Là cơ quan đại diện cao nhất cho quyền lực của nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp của Hà Nội phải phát huy tốt chức năng giám sát

đối với hoạt động của chính quyền các cấp của Hà Nội. Khi tiếp xúc cử tri, tiếp dân định kỳ, các đại biểu hội đồng nhân dân phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân; đồng thời sát cơ sở thì mới có biện pháp thiết thực để làm rõ những phản ánh của nhân dân từ đó kiến nghị hoặc có kết luận xử lý các việc làm sai của cán bộ, công chức nhà nước. Hội đồng nhân dân các cấp của Thành phố cần tiến hành giám sát việc giải quyết một số vụ tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước có tính chất phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm.

Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội của Thành phố cũng có vai trị quan trọng trong việc phòng ngừa tố cáo từ cơ sở và nâng cao chất lượng công tác giải quyết tố cáo của cơng dân do cơ quan hành chính nhà nước thơng qua hoạt động giám sát việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo.

Đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao năng lực của Ban thanh tra nhân dân trong việc giám sát công tác giải quyết tố cáo ở xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị.

Ở Hà Nội, thời gian qua, vai trò giám sát của đại biểu hội đồng nhân dân các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội có lúc, có nơi chưa được tốt, cịn mang tính hình thức, chưa đạt hiệu quả cao, chưa trả lời, làm rõ những vấn đề tố cáo, phản ánh của công dân. Một trong các nguyên tắc chủ đạo hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo là tăng cường vai trò của các cơ quan, tổ chức này trong việc giám sát hoạt động giải quyết tố cáo của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân các cấp đối với các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết tố cáo; nâng cao chất lượng báo cáo và trả lời chất vấn tại các kỳ họp hội đồng nhân dân các cấp. Phát huy vai trò của đại biểu hội đồng nhân dân trong việc tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo. Nghiên cứu về quyền hạn của các cơ quan hội đồng nhân dân, đại biểu hội đồng nhân dân trong quá trình giám sát việc giải quyết tố cáo, nhất là về xem xét, xử lý, đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm đối với các cán bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo khi phát hiện các cán bộ này có sai phạm.

Mặt khác xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết tố cáo trong việc xử lý, thực hiện các kết luận giám sát của các cơ quan, tổ chức nói trên.

Đề cao vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong hoạt động giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể là tăng cường tham gia các đoàn giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động giải quyết tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước, tích cực phản biện xã hội, hồn thiện chế độ trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xem xét, giải quyết, thực hiện những kiến nghị của Mặt trân tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

- Phát huy vai trị của báo chí trong việc phản ảnh, giám sát việc xử lý người có hành vi vi phạm trong các vụ việc tố cáo. Để thực hiện tốt điều này, trong thời gian tới cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về báo chí, tạo cơ chế phù hợp để báo chí thơng tin kịp thời tình hình giải quyết, xử lý tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là đối với những vụ việc cụ thể được dư luận xã hội quan tâm, coi báo chí là một hình thức giám sát quan trọng của xã hội và là một trong những phương tiện để công khai, minh bạch kết quả giải quyết tố cáo, từ đó tăng trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết tố cáo và xử lý người vi phạm.

Vì vậy thời gian tới Đoàn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của Hà Nội và các tổ chức chính trị cần có hình thức giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của cơ quan hành chính các cấp của Hà Nội hiệu quả hơn nữa. Tích cực lắng nghe ý kiến cử tri, làm tốt công tác đối thoại với công dân, phát huy vai trị phản biện xã hội và có biện pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng của cơng tác giải quyết tố cáo của các cấp chính quyền ở Hà Nội.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 111 - 114)