Nhận thức của chính cơng dân, các bộ phận dân chúng

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 39 - 40)

- Trả lời người tố cáo về nội dung tố cáo, kết quả giải quyết tố cáo khi người tố cáo yêu cầu

1.3.1.4. Nhận thức của chính cơng dân, các bộ phận dân chúng

Trong quá trình thực hiện pháp luật, các quy phạm pháp luật có đi vào thực tế cuộc sống hay khơng, việc thực hiện pháp luật có trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể không, phụ thuộc nhiều vào chủ thể pháp luật. Trong quá trình thực hiện pháp luật giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cũng vậy. Chủ thể là cơng dân, dân chúng có nhận thức về pháp luật tốt, trình độ hiểu biết pháp luật đầy đủ, phát huy, sử dụng hiệu quả quyền tố cáo của mình đồng thời tuân thủ nghiêm minh quy định của pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, sử dụng sáng tạo, hữu hiệu quyền và nghĩa vụ của mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân, tổ chức, nhà nước. Như vậy sẽ hạn chế nhiều vi phạm pháp luật, giảm vụ việc tố cáo phát sinh, công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện sẽ nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi. Nhận thức của chính cơng dân, bộ phận dân chúng về pháp luật nâng cao là điều kiện quan trọng góp phần xây dựng hệ thống pháp luật hồn chỉnh, thực hiện pháp luật giải quyết tố cáo của công dân hiệu quả.

Trong xã hội, nhà nước và pháp luật là cơng cụ, phương tiện quản lý, duy trì trật tự xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội, giải quyết mâu thuẫn phát sinh, phục vụ con người, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân trong đó có quyền tố cáo của công dân. Mặt khác, Nhà nước lại là chủ thể thực hiện quyền lực trong quá trình tổ chức, quản lý xã hội cũng như thực hiện, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức. Pháp luật do Nhà nước ban hành, là sản phẩm từ nhận thức chủ quan của Nhà nước. Vì thế, các đối tượng đề cập trên đây không nhận thức đúng mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân sẽ không tránh khỏi chủ quan, duy ý chí và những lệch lạc trong xác định quyền và nghĩa vụ giữa nhà nước với công dân và giữa công dân với Nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ

lợi ích một nhóm người thiểu số trong xã hội, tuỳ tiện, lạm quyền, tiếm quyền trong việc giải quyết tố cáo của công dân, sử dụng quyền tố cáo không đúng.

Nhà nước với tư cách là tổ chức công quyền quản lý xã hội bằng pháp luật, ban hành ra pháp luật, sử dụng pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong đó có hoạt động giải quyết tố cáo. Trong quan hệ này, công dân phải thực hiện các nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội, đồng thời có các quyền của cơng dân. Do quyền tố cáo là giá trị xã hội, gắn với những điều kiện cụ thể của xã hội, được giới hạn trong phạm vi nhất định, nó đảm bảo cho xã hội ổn định, phát triển và đảm bảo quyền tự do của mọi thành viên trong xã hội. Bởi thế, quyền tố cáo và nghĩa vụ của công dân phải do Nhà nước xác định và qui định đầy đủ trong pháp luật. Với tư cách là người tổ chức, quản lý xã hội, Nhà nước xác định nội dung và những giới hạn cần thiết của quyền con người trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Vì thế trong thực tiễn xây dựng và hồn thiện pháp luật thường có xu hướng xem cơng dân là đối tượng của việc xây dựng pháp luật hơn là chủ thể bình đẳng trong mối quan hệ pháp luật với Nhà nước. Do đó các quy phạm pháp luật thường chứa đựng các yếu tố ít thuận lợi cho phía người dân, các giá trị xã hội của quyền con người không được ghi nhận đầy đủ nên hiệu quả pháp lý của nó phụ thuộc vào sự bình đẳng trong mối quan hệ pháp luật giữa Nhà nước với công dân. Nhà nước cũng với tư cách là tổ chức công quyền phục vụ xã hội, phục vụ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, là "cơng cụ" thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cơng dân, chịu trách nhiệm trước cơng dân, có nghĩa vụ đối với công dân. Công dân cần nhận thức sâu sắc bản chất mối quan hệ nhà nước và cơng dân, từ đó có cách thức để Nhà nước phải thừa nhận những giá trị phổ biến và nội dung cơ bản của quyền tố cáo, quyền con người, quyền cơng dân, ghi nhận nó trong pháp luật, bảo đảm thực hiện, bảo vệ quyền tố cáo bằng bộ máy nhà nước và theo qui định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết tố cáo của công dân do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w